Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Trải nghiệm cùng ngư dân miền biển đảo

Ngày hè là thời tiết nắng nóng là lúc chúng ta tìm về với biển khơi, đặc biệt là vào tháng 7 này. Vậy hãy cùng chúng tôi đến với chuyến du lịch Lý Sơn bạn không những chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây mà còn có nhiều trải nghiệm đáng quý cùng ngư dân miền biển đảo, hãy trải nghiệm để có chuyến du lịch đầy thú vị và hấp dẫn này nhé.

trainghiemcungngudanmienbiendao

Khi hè về là thời điểm biển êm, những ngu dân vùng biển đảo Quảng Ngãi vào mùa lặn bắt nhím biển - từng được ví là "đặc sản tiến Vua" mang lại thu nhập cao cho gia đình, nếu du khách đến đây sẽ có những trải nghiệm thú vị này, cùng ngư dân lặn biển khám những hải sản tươi ngon cuối ngày sẽ được thưởng thức những chiếm lệ phẩm do chính mình kiếm được vô cùng thú vị.

Nhím biển còn có tên gọi khác là cầu gai, được người dân Quảng Ngãi gọi với tên nhum biển, bên ngoài tua tủa gai nhưng trong thân lại là lớp thịt vàng ươm, gồm 12 múi cả trứng và thịt. Nếu như ngư dân vùng biển Sa Huỳnh chia làm 4 loại gồm: Nhum đen, nhum giang, nhum bạc và nhum bắn thì ở huyện đảo Lý Sơn, ngư dân địa phương thường lặn bắt hai loại: Nhím biển và nhum đỏ. 

trainghiemcungngudanmien-biendao

Thuở xưa, mắm nhum vùng biển Sa Huỳnh từng vang danh là đặc sản "mắm tiến vua". Ngư dân thường lặn tìm nhum biển kiếm tiền triệu mỗi ngày, từ 5h sáng, hàng trăm ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn và các vùng ven biển Bình Sơn, Đức Phổ (Quảng Ngãi) thức dậy, sẵn sàng lên thuyền rời bến đến các khu vực rạn đá gần bờ lặn bắt nhum biển.

Theo ngư dân địa phương, huyện đảo Lý Sơn đang trong thời gian cao điểm du lịch với lượng khách tham quan, tắm biển ngày hè đông nên nhu cầu thưởng thức món ăn đặc sản được chế biến từ nhum biển rất lớn.

Theo một đại lý thu mua nhum biển cho biết, trung bình mỗi ngày gia đình bà thu mua khoảng 20kg nhum thịt của ngư dân địa phương. Nhu cầu của thực khách tăng cao nên giá thu mua mỗi kg nhum hiện tại hơn 300.000 đồng.

Nhum biển sẽ được chế biến thành các món ăn hấp dẫn phục vụ thực khách, với lựa chọn khá đa dạng như: Nhum xào, nấu cháo, đổ trứng, mắm nhum chấm thịt heo...

Theo các chuyên gia Viện Hải dương học, trên thế giới hiện có khoảng 800 loài nhum nhưng chỉ có một số loài ăn được và thực sự có giá trị kinh tế. Phần ăn được của nhum là tuyến sinh dục, mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng phong phú.

Do nhu cầu tiêu thụ của các nước trên thế giới rất lớn, nên nhum thường được xuất khẩu sang Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Australia… Ở Việt Nam, do chưa tìm ra phương pháp sinh sản nhân tạo giống nhum nên người nuôi vẫn chủ yếu tìm mua giống tự nhiên.
....


Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Du lịch vương quốc tỏi Lý Sơn

Du lịch Lý Sơn du khách sẽ đến với hòn đảo nơi được mệnh danh là vương quốc tỏi là thiên đường của lữ khách, đến đây du khách sẽ cảm nhận được bao nhiêu cảm xúc về mảnh đất tiền tiêu, nơi gắn liền với truyền thống giữ gìn biển đảo của dân tộc. không những thế nơi đây còn thu hút du khách bởi thiên nhiên nguyên sơ, bãi biển tuyệt đẹp cùng hàng trăm di tích cổ được bảo tồn nguyên vẹn cho đến hôm nay. 
dulichvuongquoctoilyson

Lý Sơn cách đất liền khoảng 30km, nhìn từ xa giống như bức tranh thủy mặc khổng lồ với một màu xanh biếc phủ khắp núi non, biển cả và cánh đồng tỏi bạt ngàn… Nhưng điều làm cho huyện đảo nhỏ bé này trở thành điểm đến thiêng liêng trong trái tim của hàng triệu người Việt chính là những di tích sống động về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.

Vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức Hải đội Hoàng Sa từ xã An Vĩnh (huyện đảo Lý Sơn) ra quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn, đánh bắt hải sản quý hiếm và xác lập chủ quyền trên hai quần đảo này. Chủ quyền ấy được viết bằng mồ hôi, xương máu và cả sinh mạng của nhiều thế hệ trai tráng trong những chuyến đi biển không bao giờ trở về.

Đến Âm Linh Tự - di tích cấp quốc gia, nơi thờ phụng các bậc tiền hiền đã có công khai phá đảo và hàng trăm linh vị của binh lính đã hy sinh, tất cả lữ khách đều lặng người vì không khí linh thiêng và rất đỗi thành kính.
dulichlyson-ditichamlinhtu

Hàng năm, đền tổ chức nhiều lễ cúng tế quan trọng, đặc biệt là Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa rất lớn vào tháng 3 Âm lịch, có lịch sử từ hàng trăm năm nay. Ngôi đền còn cất giữ nhiều tài liệu, di vật quý giá về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn.

Bên cạnh bằng chứng hùng hồn về chủ quyền biển đảo, Lý Sơn còn sở hữu hàng chục di tích cổ lớn nhỏ được bảo tồn khá nguyên vẹn. Quần thể đền chùa, miếu, hiện vật bằng đá, gốm sứ Trung Hoa, Chăm, Đại Việt, di chỉ văn hóa Chăm và Sa Huỳnh... là kho tàng phong phú để du khách tìm hiểu thêm những nét đặc sắc của đảo.

Hình thành từ vụ phun trào núi lửa hàng triệu năm trước, Lý Sơn mang vẻ đẹp kỳ lạ, độc đáo hơn hẳn so với những hòn đảo khác nơi có nhiều Điểm đến tuyệt đẹp và linh thiêng như:

Chùa Đục nằm trong một hang đá trên núi Giếng Tiền cách mặt biển chừng 80m. Phía Đông chùa có bàn cờ tiên - nơi chư tiên thường xuống đánh cờ. Trước mặt chùa có biển cả bao la, xa xa là đảo Bé xanh mướt.

Chùa Hang còn gọi là Thiên Khổng Thạch Tự nằm dưới chân núi Thới Lới. Hang có nhiều ngóc ngách kỳ thú nên gắn với truyền thuyết “Đường lên Trời - Đường xuống Âm phủ”. Trong hang có những kỷ đá rất đẹp, trước cửa hang là dãy bàng cổ thụ và tượng Quan Thế Âm hướng ra biển, rất lý tưởng để du khách nghỉ ngơi, vãn cảnh.

Đặc biệt, bạn không thể bỏ qua cổng Tò Vò - vòm cổng bằng đá cao khoảng 2,5m có hình thù ngoạn mục, điểm chụp ảnh yêu thích của nhiều du khách. Theo các nhà địa chất, cổng hình thành từ nham thạch núi lửa cách đây hàng triệu năm, hoàn toàn không có sự tác động của con người.

Được ca ngợi là “Vương quốc tỏi”, hẳn bạn sẽ choáng ngợp trước những ruộng tỏi tạo thành mảng trắng, vàng đẹp mắt. Nếu đến đây vào mùa thu hoạch, không khí lao động trên cánh đồng luôn rộn vang tiếng cười nói khiến lữ khách cũng vui theo. Ngoài cảnh đẹp, người mê ẩm thực sẽ thưởng thức cua huỳnh đế, cá mú đen, nhum biển, ốc xà cừ hay và món gỏi tỏi đặc biệt đến khó quên.



Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Những bãi biển tuyệt đẹp ở Lý Sơn- Quảng Ngãi

Hè về là lúc chúng ta tìm về với biển cả tạm gác lại những công việc thường ngày, đến với biển khơi để xua tan đi cái oi bức, náo nhiệt của chốn đô thị náo nhiệt, đến với biển chúng ta sẽ được hòa mình vào làn nước trong xanh no đùa với sóng biển hay tản bộ trên biển chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi biển cả. Tuy nhiên không phải ai cũng biết điều đó và qua bài viết này tôi muốn chia sẽ tới các bạn những bãi biển tuyệt đẹp trên đảo Lý Sơn rất phù hợp cho chuyến du lịch hè của du khách gần xa, các bạ hãy cùng tham khảo nhé.
Điểm dừng chân đầu tiên đó là Biển Dung Quất
biendungquat-quangngai

Nhắc đến Dung Quất, du khách thường nhớ đến cảng, nhà máy lọc dầu và thành phố trẻ Vạn Tường, mà ít người biết rằng nơi đây còn có bãi biển tuyệt đẹp với làn nước xanh trong vắt uốn mình bên những đụn cát trắng, cách thị xã Quảng Ngãi khoảng 70 km, biển Dung Quất có độ sâu lý tưởng để bơi lội.

Ngoài tắm biển, phơi nắng, ngắm mặt trời mọc và lặn, đến đây, bạn đừng quên thưởng thức những món hải sản tươi ngon hay các món ngon từ dông (nhông) - loại bò sát sống trên vùng đất cát có thịt thơm ngon, hay thưởng thức món bánh tráng nướng nhúng nuớc cuốn rau và những con mực tuơi rói, chén nước mắm cay đậm...

Biển Sa Huỳnh
Bien-Sa-Huynh-quangngai

Nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi, thuộc huyện Đức Phổ, cách thành phố Quảng Ngãi 60 km, biển Sa Huỳnh nằm trên trục đường Bắc – Nam, có trạm dừng nên rất tiện trở thành điểm đến của khách du lịch.

Bãi cát của Sa Huỳnh nổi tiếng có màu vàng óng đẹp mắt, bởi vậy mà bãi biển này còn được gọi là Sa Hoàng (Cát Vàng), song do trùng với tên vua Nguyễn Hoàng nên đọc thành Sa Huỳnh. Có hình cong cong lưỡi liềm, kéo dài gần 6km, không có bãi đá ngầm, biển Sa Huỳnh là bãi biển lý tưởng cho những chuyến du lịch biển với hoạt động như bơi lội, vui chơi trên bãi biển.

Không chỉ là bãi biển đẹp, nổi tiếng là vựa muối quan trọng ở miền Trung. Đến đây bạn có thể ngắm những cánh đồng muối trải dài, hay ghé thăm các thắng cảnh khác như ghềnh đá Châu Me, đảo Khỉ, khu di chỉ Văn hóa Sa Huỳnh. Đừng quên mua mắm nhum hay cua Huỳnh Đế để thưởng thức và làm quà.

Biển Mỹ Khê
bienmykhe-quangngai

Bãi biển Mỹ Khê nằm trên quốc lộ 24B cách thị xã Quảng Ngãi 15 km, cách cảng Dung Quất 16 km, thuộc địa phận thôn Cổ Luỹ, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Biển Mỹ Khê gây ấn tượng mạnh với khách du lịch bằng vẻ yên tĩnh, thanh bình của một bờ biển trong xanh được che chắn bởi rừng dương xanh thẳm và cung biển uốn lưỡi liềm.

Ngoài việc nghỉ ngơi, tắm biển và hít thở bầu không khí trong lành, du khách còn có dịp thăm quan tưởng niệm khu chứng tích chiến tranh Sơn Mỹ.

Biển Sa Cần
biensacan-quangngai

Sa Cần là một trong năm cửa biển của người Quảng Ngãi, nằm ở phía đông bắc huyện Bình Sơn, nơi đây sông Trà Bồng đổ ra biển. sách xưa gọi Sa Cần là Thái Cần hay Thế Cần. Sông Trà Bồng chảy đến gần cửa biển thì mở rộng lòng, nước rất êm.

Giữa lòng sông nổi lên một quả núi nhỏ với nhiều tảng đá lớn chồng chất lên nhau, gọi là hòn Bà, sách Đại Nam Nhất thống chí gọi là "Ghềnh thạch Bàn". Bên ngoài cửa biển, đối diện với hòn bà là hòn Ông, cũng nhiều đá nhưng có cây cối xanh tốt.

Sa Cần không chỉ quyến rũ bởi vẻ thơ mộng của thiên nhiên mà còn hấp dẫn bởi nét sinh hoạt đặc trưng của ngư dân quanh cửa biển với tục thờ cá Ông, hội đua thuyền, hát bả trạo...

Biển Lý Sơn
bienlyson-quangngai

Biển trên đảo Lý Sơn thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Hòn đảo này đã và đang làm say lòng hàng nghìn du khách với vẻ đẹp của nàng tiên còn say ngủ.

Ngoài các bãi tắm đẹp, Lý Sơn còn ghi dấu với du khách với hình ảnh chùa Hang 300 tuổi; chùa Đục nằm dưới chân miệng núi lửa; những kiến trúc cổ độc đáo ở đền thờ Lăng Chánh, đình An Hải, đền thờ Cá Ông, dinh Tam Hòa…

Lý Sơn còn được mệnh danh là “Vương quốc tỏi”, đánh bắt và chế biến hải sản. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào màu xanh của nước, của trời, của những ruộng tỏi bạt ngàn cùng những món hải sản, đặc sản đầy màu sắc, hương vị.


Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Cá bống sông Trà - Quảng Ngãi

Du lịch Lý Sơn du khách sẽ đến với một vùng biển đảo chiêm ngưỡng vẻ đẹp màu nước xanh trong vắt của biển cùng những cánh đồng tỏi trải dài là những ấn tượng khó phai bên cạnh đó du khách còn được thưởng thức những món ăn dân dã như:  Cá bống sông Trà đây là món ăn không thể thiếu trong bửa cơm của người dân xứ Quảng.

cabongsongtra-quangngai

Tuy có những món ăn đơn giản đến mức không thể nào đơn giản hơn được nữa, ấy vậy mà nó trở thành đặc sản của một địa phương. Dù đi đâu, xa quê bao lâu người ta vẫn nhớ đến.Cá bống sông Trà (Quảng Ngãi) là trường hợp như thế.

Dòng sông Trà bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, đổ ra biển với chiều dài trên dưới 39km, cá tôm không nhiều về chủng loại cũng như số lượng nhưng con nào ăn cũng ngon, đặc biệt là cá bống. Cá bống ngon nhất vào mùa hè, ngư dân ở đây thường bắt cá bống bằng ống trống (ống tre dài khoảng 1m, trống hai đầu, dùng một cọc nhọn cắm xuống nước). Chiều hôm trước người ta đem ống cắm dưới sông, sáng sớm hôm sau ra sông lặn xuống "túm" hai đầu xổ ra bắt gọn những chú cá trong ống. Buổi sáng, cá đem về còn giãy đành đạch, tươi rói; bỏ cá vào niêu đất cho gia vị ớt, hành, tiêu chế nước xăm xắp chụm lửa riu riu hơn tiếng đồng hồ nhắc xuống, con cá vừa dai vừa thơm vừa mằn mặn ăn với cơm trắng. Nếu cá đã kho hai ba "lửa" thì ăn rất "đã" với vị cay cay mặn mặn của gia vị, thơm thơm dai dai của thịt cá, ăn mãi mà không chán.
cabongsongtra-quang-ngai

Người ta thường bảo: "Cá bống kho tiêu, cá thiều nấu ngọt". Cá bống kho tiêu là món ăn đặc biệt của vùng sông nước Trà Giang. Ngon nhất phải nói đến loại cá bống cát ở sông Trà gọi là "Trà Giang sa ngư". Cá bống cát ở sông Trà có nhiều loại, từ loại cá bống cát nhỏ con, màu vàng nhạt, cỡ bằng ngón tay út cho đến loại cá bống vồ, to con, và loại cá bống mú có thân hình tím sẫm như loại cá mú biển (còn gọi là cá bống than) thịt nhão, không ngon bằng thịt cá bống cát.

Muốn bắt cá bống, người ta dùng những ống tre cưa từng đoạn dài khoảng năm tấc tây, có chừa đốt ở giữa đoạn, để trống hai đầu ống cho cá chui vào ở. Mùa thả ống bắt đầu vào khoảng tháng tám âm lịch khi các guồng xe nước đã dọn xong để tránh mùa mưa lũ - cũng là lúc cá bống bắt đầu mùa chửa, đẻ. Nước sông Trà lúc bấy giờ cạn, chỉ ngập đến lưng quần. Chỗ sinh đẻ thích hợp cho cá bống là đoạn nước cạn đứng nước và trong veo vẻo. Người ta chọn lạch sông vừa tầm ống, đem ống ra cắm từng hàng ngang nhau, thẳng góc với dòng nước và cách đáy sông khoảng ba tấc tây. ống này cách ống kia chừng 2m. Cứ sau 24 giờ, người ta đi bắt cá một lần gọi là đi trút ống. Người đi trút ống mang theo sau lưng chiếc "vịt" đan bằng nan tre để đựng cá. Ðể bắt cá cho chắc ăn, đưa hai tay nhè nhẹ bịt lấy hai đầu ống rồi nâng lên khỏi mặt nước và trút nhanh vào chiếc "vịt". Xong, lại cắm ống trở về vị trí cũ. Những cử động của người đi trút ống hết sức nhẹ nhàng, khéo tay để tránh gây tiếng động khiến cho cá nằm trong các ống khác chạy trốn mất. Người ta còn dùng cả lưới ngao để bắt cá. Ðồ kéo ngao gồm có một tấm lưới đan bằng gai hay tơ, dài độ 7m, cao 1m, hai đầu có sào chắn lưới. Một đầu sào vót nhọn để cắm xuống sông khi chăng lưới đón cá. Mỗi dây ngao làm bằng vỏ ngao biển kết lại thành dây dài từ 30 đến 40 m.
cabong-songtra-quan-gngai

Cá bống đem về nhà đánh vảy, chặt hết vây và lấy hết ruột. Xong đem cá bỏ vào chiếc rổ tre có trộn ít muối hột, chà đi xát lại nhiều lần cho sạch hết vảy. Ðoạn, rửa cá thật sạch mới đem bỏ vào chiếc tô lớn và ướp nước mắm ngon để độ mươi phút. Bây giờ mới đổ cá vào chiếc "trách đất" đã tráng một lớp mỡ hay dầu ăn đã khử rồi đổ thêm nước mắm ngon vào trách sao cho vừa xăm xắp và đun lửa riu riu cho đến lúc chín. Cuối cùng, mới dùng đũa tre trộn cá cho thật đều, nhớ trộn cho khéo tay để cá khỏi bị nát, rồi rắc tiêu bột và nước màu lên mặt. Ðậy nắp trách cho thật kín để um hơi cho nước màu và tiêu ngấm dần vào cá. Ðộ chừng năm phút sau mới đưa trách cá xuống lò nhưng nắp vẫn đậy kỹ cho đến bữa cơm mới đem ra dùng. Lúc mở nắp trách, mùi vị thơm nứt mũi, dù bụng ta có no cũng khó mà chối từ.

Trích theo trang: quangngai.gov.vn

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Nét đẹp Tịnh Kỳ- Quảng Ngãi

Nếu có dịp đến với tour du lịch Lý Sơn vào dịp hè, du khách sẽ được đắm mình trong những thắng cảnh thiên nhiên kỳ vĩ quanh đảo, gắn giữa núi cao với biển cả. Từng đàn chim hải âu bay về làm tổ bên vách núi hay đơn giản chỉ là cảnh nước biển trong veo vỗ bờ cát trắng. Thắng cảnh chùa Đục dưới dấu tích hàng triệu năm miệng núi lửa Giếng Tiền với tượng Phật bà Quan âm hướng ra biển cả mênh mông ở thôn Tây, xã An Vĩnh. Du khách thả mình trong dòng nước biển trong veo bên cạnh hòn Đụn ở xã đảo An Bình (đảo Bé). Thăm cánh đồng hành, tỏi bên các làng chài ở thôn Đông, xã An Hải, dưới ánh bình minh. Đón hoàng hôn bên cột cờ Tổ quốc trên đỉnh núi Thới Lới…Bên cạnh đó du khách không thể không nhắc tới Nét đẹp Tịnh Kỳ.

netdeptinhky-quangngai

Xã Tịnh Kỳ nằm phía đông huyện Sơn Tịnh, là nơi tiếp giáp với bãi biển Tịnh Khê thơ mộng và cảng Sa Kỳ. Tịnh Kỳ phát triển mạnh về ngư nghiệp, nơi đây có nhiều vựa cá lớn hoạt động tấp nập, nhiều cơ sở đóng sửa tàu thuyền hoạt động khá nhộn nhịp… góp phần làm cho đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương ngày càng phát triển.

netdeptinhky-quang-ngai

Nói đến Tịnh Kỳ du khách không thể không nhớ tới địa điểm có nhiều cảnh đẹp như Thạch Ky Điếu tẩu đã được xếp vào mười hai thắng cảnh của Quảng Ngãi xưa, có Bàn chân khổng lồ với nhiều huyền thoại, rất phù hợp với những ai thích dã ngoại, câu cá...thì đây là điểm đến tuyệt vời nhất.


Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Du lịch Ba Làng An hè 2016

Mùa hè là lúc chúng ta tìm về với biển cả để xua tan đi cái ói bức, náo nhiệt của phố thị, đến với biển cả để chiêm ngưỡng phong cảnh thanh bình yên tỉnh với sóng biển ôn hòa, hay đi chân trần trên biển cảm giác bổng thấy lòng lâng như chốn tiên cảnh, bên cạnh đó du khách còn được thưởng thức những hải sản tươi ngon của biển đảo. Vậy hãy cùng Công Ty Du Lịch Vietsense đến với tour du lịch Lý Sơn đầy thú vị và ý nghĩa này nhé, nhất là điểm dừng chân lý tưởng như  Ba Làng An...

dulichbalanganhe2016

Khi cái nắng hè oi bức, nhiều du khách đã chọn Quảng Ngãi về mũi Ba Làng An để hòa mình trong làn nước biển trong xanh, nghe tiếng nhạc rừng vi vu hoặc dạo quanh các ghềnh đá, thưởng thức món bào ngư, ốc vú nàng, cá tà ma...

Từ trung tâm TP Quảng Ngãi qua cầu Trà Khúc, theo quốc lộ 24 xuôi về hướng đông chừng vài chục kilômet đến ngã ba Bình Châu rồi rẽ hướng bắc chừng vài cây số qua những đồng tôm, những xóm nhà là đến xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Từ đây đi theo con đường đã thảm nhựa vượt qua con dốc dài với rừng dương xanh vi vu trong gió chừng cây số rồi rẽ về hướng bắc đi thêm chừng 1 km nữa là đến mũi Ba Làng An.

Theo lối đi nhỏ hẹp có nhiều cây bàng biển lá xanh rờn về hướng đông, du khách sẽ đến mũi Ba Làng An, hoặc gọi theo tên xưa người Pháp đặt là mũi Batângân. Nơi đây, từ thời Pháp thuộc, người Pháp đã xây dựng ngọn hải đăng và có cả một nhà nghỉ để mùa hè đến tắm biển.

Khác với nhiều bờ biển ở Quảng Ngãi thoai thoải cát trắng mịn, Ba Làng An là vùng núi đồi đất đá ong chạy dài ra tận biển. Từ hàng nghìn năm, biết bao mùa biển động, những con sóng cứ réo gào, xô vào bờ đá nên vách núi bị xâm thực tạo ra dáng hình cánh cung và vô số hình thù kỳ quái trên những vách núi.

Chờ thủy triều xuống, men theo sườn núi và những gành đá, nhiều người thích tìm đến hang dơi (hay còn gọi là hang lò rượu). Theo lời kể của dân địa phương, xưa kia hang là nơi trú ngụ của hàng vạn con dơi, còn gọi là hang lò rượu là dựa vào hình thù giống cái lò rượu xưa cũ. Hang rộng chừng chục mét, dơi hiện không còn trú ẩn, nên nhiều du khách đến mũi Ba Làng An thường cố gắng đặt chân tới hang để chiêm ngưỡng sự kiến tạo kỳ lạ của thiên nhiên.

Mùa hè ở miền Trung nắng gắt, ngồi ở đây vẫn thấy thoải mái vì gió biển thổi vào mát rượi. Khi thủy triều xuống, từng nhóm bạn trẻ lội ra ngoài gành đá buông câu để bắt cá dìa, cá bạc má nướng ăn tại chỗ. Gần trưa, từ ngoài khơi, nhiều thuyền câu cũng bắt đầu trở về mang theo những con cá biển tươi sống để khách tha hồ chọn lựa...
dulichbalanganhe2016-catama

Đặc biệt, ở mũi Ba Làng An có món bào ngư và món ốc vú nàng luộc chấm nước mắm gừng, kèm theo rau húng hoặc rau tía tô. Để có được món bào ngư và ốc vú nàng, người dân địa phương chờ thủy triều xuống đi dọc gành đá dùng dao nhọn cạy bào ngư và ốc vú nàng bám trên những tảng đá đem về rửa qua nước biển rồi chế biến.

Điểm tham quan, nghỉ mát Ba Làng An (mà dân địa phương còn gọi là Sa Đèn) vẫn còn hoang sơ nhưng nhiều du khách ở nơi xa đến Quảng Ngãi và nhất là các bạn trẻ ở TP Quảng Ngãi trong ngày nghỉ cuối tuần thường kéo nhau về đây dã ngoại, câu cá, tắm biển.

dulich-balanganhe2016

Không có điểm giữ xe nên khách thường mang xe vào rừng dương... để tạm. Ở đây cũng chỉ có mỗi một quán... nhậu của một người dân địa phương, vì vậy đến mũi Ba Làng An, ngoài những món nhậu địa phương và món cá biển, du khách cần mang thêm đồ ăn, thức uống tùy theo cách của mình. Cũng do điểm du lịch còn khá hoang sơ nên điều mà du khách đến tham quan, nghỉ mát cần phải giữ gìn là cảnh quan môi trường biển đảo.

Tham khảo thêm: Du lịch Lý Sơn 4 ngày


Lý Sơn điểm du lịch hấp dẫn nhất trong dịp hè

Du lịch đảo Lý Sơn đưa du khách đến với hòn đảo được biết đến như viên ngọc quý nổi giữa lòng biển xanh. Bởi đây là nơi hội tụ của những vẻ đẹp tinh khôi của dải đất miền trung đầy nắng gió, nhưng lại đêm lại những vẻ đẹp không nơi nào có được. Đặc biệt Lý Sơn là nơi hội tụ cả một kho tàng về Hoàng Sa đang hứa hẹn một điểm đến đầy hấp dẫn cho du khách cả nước. 

lysonndiemdulichhapdannhattrongdiphe

Lý Sơn với bãi cát dài miên man hòa lẫn với màu biển xanh trong vắt tận đáy,đảo Lý Sơn hiện vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Đảo Lý Sơn có diện tích gần 10km2, nhưng mang trên mình gần 100 di tích lịch sử, văn hóa có giá trị ẩn mình quanh những chân núi: Thới Lới, Giếng Tiền, Hòn Vung, Hòn Sỏi, Hòn Tai. Từ những hòn núi này đã cho dân Lý Sơn một nguồn đất sét (đỏ) để hòa trộn cùng với lớp đất cát có lẫn vỏ sò, ốc, để trồng tỏi, hành có mùi thơm đặc trưng, để lại dấu ấn khó quên trong lòng bao khách thập phương. 

Đi sâu vào bên trong đảo, cứ rẽ mỗi con đường, mỗi xóm thôn nơi đất đảo du khách chứng kiến bao điều kỳ thú, với hàng loạt ngôi nhà rường cổ nằm nép mình dưới rặng dừa xanh. Du khách sẽ đi thăm quần thể khu mộ gió (mộ chiêu hồn) của cai đội thủy quân Phạm Hữu Nhật,  Phạm Quang Ảnh - chỉ huy của đội Hoàng Sa được hình thành từ Triều Nguyễn để đi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.

Khi băng qua những ruộng bắp, ruộng tỏi, đi về phía tây đảo là gặp những đình làng, nhà thờ các tộc họ Phạm, Võ, Nguyễn, Trương, Trần, Lê... có công khai phá đất Lý Sơn. Trở về phía đông đảo có Đình An Vĩnh - nơi tế lễ trước khi đội Hoàng Sa lên đường nhận nhiệm vụ... Ở Lý Sơn còn có nhiều đình, chùa miếu có những đồ thờ, những bức hoành phi câu đối cổ. Trong số các di tích này có 3 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia (đình làng An Hải, Chùa Hang, Âm Linh Tự và mộ lính Hoàng Sa). 

Chùa Hang còn có tên Thiên Khổng Thạch Tự (hang đá trời xây) nằm ẩn sâu bên trong lòng núi Thới Lới, về hướng đông. Rời khỏi Chùa Hang với thiên nhiên hoang sơ, du khách đến đình làng An Hải - nơi cúng âm linh nơi biển cả trước khi ngư dân ra khơi, du khách sẽ thưởng thức một kiến trúc văn hóa xây dựng từ thời vua Gia Long (1780). Tuy đã được tôn tạo nhiều lần, nhưng đình làng An Hải vẫn còn giữ nguyên nét cổ kính. 

Cùng với các di tích cấp Quốc gia, Lý Sơn còn có dinh bà Thiên Y -A- NA, dinh Tam Tòa, nhà thờ cai đội lính Hoàng Sa - Trường Sa Phạm Quang Ảnh; miếu thờ cai đội Võ Văn Khiết...  đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. 

Qua kiến trúc xây dựng dinh thờ, các hiện vật bằng đá, gốm sứ được khai quật ở Suối Chình, xóm Ốc có giá trị về văn hóa Chăm, Đại Việt... Đặc biệt những tờ sớ - tài liệu, những hiện vật có liên quan đến đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa được trưng bày ở Nhà trưng bày đội Hoàng Sa Bắc Hải là minh chứng rõ ràng về chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta ở biển Đông. 

Khi tham quan các di tích, danh thắng của Lý Sơn, khi chiều xuống, du khách tha hồ bơi trong dòng nước mát trong lành quanh đảo mà quên những mệt nhọc. Rồi trở về "Khu nghỉ mát Hoàng Sa" phía đông của đảo, để  thưởng thức những món đặc sản của đảo này như: Ốc xà cừ, gỏi tỏi được chế biến bằng thân cây và củ tỏi non, có rắc đậu phụng và trộn tôm biển. 

lyson-diemdulichhapdannhattrongdiphe

Hàng năm ở Lý Sơn tổ chức nhiều lễ hội độc đáo, như: Lễ hội đua thuyền, lễ hội động thổ tại đình làng, lễ hội cầu ngư, hát bộ. Đặc biệt là lễ tế vong linh binh sĩ Hoàng Sa và Trường Sa  (gọi là Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa).  Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Thông qua Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vừa qua, Sở đã có công văn đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch cho phép năm 2012 tỉnh sẽ tổ chức Festival biển đảo Việt Nam và lấy Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa làm hạt nhân. Hiện nay huyện Lý Sơn lên kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo phục dựng những di tích lịch sử để chuẩn bị cho Festival biển đảo. 

Ông Võ Xuân Huyện - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết: "Trước mắt là hướng đến Festival biển đảo VN. Nhưng dù có Festival biển đảo hay không thì với những ưu thế về du lịch của địa phương chúng tôi sẽ phối hợp với ngành chức năng để tuyên truyền về du lịch nơi đất đảo. Thực ra những năm gần đây, du khách về huyện Lý Sơn càng nhiều. Tuy vậy cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Chúng tôi đang tích cực cải thiện vấn đề này. 

Ngoài các nhà hàng hiện có, huyện sẽ có chính sách kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục xây dựng các nhà hàng khách sạn, khuyến khích người dân đóng tàu cao tốc. Đến nay tuyến Lý Sơn - Sa Kỳ và ngược lại đã có 3 tàu cao tốc (trong đó có 1 tàu nhà nước, 2 tàu của người dân đầu tư), đã đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và khách tham quan, rút ngắn khoảng cách giữa đảo Lý Sơn và đất liền. 

Với những tiềm năng hiện có và nếu chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức tuyên truyền quảng bá thì Lý Sơn đang hứa hẹn là điểm đến du lịch đầy hấp dẫn. 


Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Những điểm du lịch Lý Sơn tuyệt đẹp

Những điểm du lịch Lý Sơn tuyệt đẹp bạn không nên bỏ qua trong dịp hè, đây là điểm đến được du khách yêu thích, nhất là những bạn có niềm đam mê du lịch thích khám phá những điều mới lạ, hoặc những đôi yên ương đến đây để chụp những tấm ảnh cưới...

Nhungdiemdulichlysotuyetdep

Du lịch Lý Sơn - Quảng Ngãi nhiều người vẫn còn boăn khoăn không biết nên đi đâu, tham quan địa danh nào ở dãi đất miền Trung đầy nắng gió này. Quảng Ngãi được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh đẹp tạo nên một sự hòa trộn hoàn hảo của biển xanh, núi đồi, thác trắng cùng nhiều địa danh nổi tiếng mang đậm nét văn hóa lịch sử. Sau đây Vietsense xin giới thiệu tới du khách những điểm thăm quan đặc sắc tại Lý Sơn- Quảng Ngãi.

1.Ðảo Lý Sơn

Lý Sơn được mệnh danh là “vương quốc tỏi”, hương thơm ngon không thể lẫn với tỏi được trồng ở các nơi khác.Cánh đồng tỏi Lý Sơn giống như một bức thảm xanh trên đảo. Ðể có những củ tỏi thơm chứ không gắt, cư dân trên đảo hằng năm phải lên núi gánh đất đỏ pha sỏi đem về trải lên mặt ruộng rồi xuống mé biển gánh cát có lẫn vỏ san hô đem phủ lên mặt ruộng một lớp dày rồi mới xuống giống.
Nhungdiem-dulichlysotuyetdep

Một nét độc đáo trên đảo là sự tích tụ nhiều di tích lịch sử văn hóa và một hệ thống di sản văn hóa phi vật thể phong phú. Ra đảo trong ngày rằm tháng giêng, ngày mùng một, du khách nên về thăm chùa Hang, Lý Sơn còn có Hang Câu, Miếu bà Chúa Ngọc, Âm Linh tự, Dinh Bà Roi, giếng Vua... những hiện vật bằng đá, gốm sứ Trung Hoa, Chăm, Sa Huỳnh Ðại Việt.

Lý Sơn có một di tích được công nhận Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia là đình làng và nhà thờ Lý Hải, được xây dựng vào năm 1820 và trùng tu bốn lần, nhưng vẫn còn giữ nguyên được những nét chính của kiến trúc ban đầu. Ðây là ngôi đình làng cổ nhất và cũng là nơi duy nhất các lễ hội, sinh hoạt văn hóa (tế xuân thu nhị kỳ, tế tiên hiền, đua thuyền, vật, ném còn…) được duy trì liên tục cho đến nay ở Quảng Ngãi.

2. Khu chứng Tích Sơn Mỹ
chungtichsonmy

Vụ thảm sát Sơn Mỹ xảy ra vào rạng sáng ngày 16/3/1968 do một đơn vị đặc nhiệm quân đội Mỹ tiến hành. Chúng càn quét, đốt phá nhà cửa, ruộng vườn và tàn sát 504 người dân vô tội, trong đó hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em.

Vụ thảm sát này là bằng chứng tố cáo tội ác giết người hàng loạt man rợ nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, di tích vụ thảm sát ở Sơn Mỹ có 8 điểm thuộc hai thôn Tư Cung và Cổ Lũy thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, cách TP.Quảng Ngãi 12 km về hướng Đông, di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ đã được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng là di tích đặc biệt quan trọng.

3.Thành Cổ Châu Sa:

Thành cổ châu saTục gọi là thành Hời, nằm ở xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, đông giáp Đồng Dinh, tây giáp núi Bàn Cờ, nam giáp sông Trà Khúc, bắc giáp núi Đầu Voi.

Thành Châu Sa đắp bằng đất, gồm thành nội và thành ngoại. Thành nội có bình đồ hình chữ nhật, chiều nang 558m, chiều dài 586m, chân rộng 25m, cao 4,6m, bề mặt thành rộng 5,2m Thành ngoại có hai bờ chạy giáp sông Trà Khúc, dài trung bình 600m, có hình dạng càng cua, hào rộng 12m, trước có nước, chạy dọc bên ngoài thành, có thế phòng thủ kiên cố chống địch từ bên ngoài.

Thành Châu Sa được xây dựng vào khoảng thế kỷ IX, X nhằm bảo vệ mặt nam của kinh đô Trà Kiệu. Thành nằm gần sông, gần biển nên dễ giao lưu với bên ngoài.

4.Thiên Ấn Niêm Hà:

Đường lên Thiên Ấn hình xoắn ốc, quanh sườn núi có tranh mọc đầy. Đứng bên hữu ngạn sông Trà nhìn qua, ta có cảm giác như ngọn núi nằm ngay trên mặt sông Trà, nên được người xưa gọi là Thiên Ấn niêm Hà (ấn trời đóng trên sông) với niềm tin thiêng liêng vào một vùng đất địa linh sinh nhân kiệt. Xưa Thiên Ấn được xem là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi, chùa Thiên Ấn được xem là một trong những ngôi chùa nổi tiếng cả miền Trung. Năm Minh Mạng thứ 11 (1830), núi được liệt hạng danh sơn và ghi vào tự điển, có sắc phong “Thiên Ấn tự”.

Từ trên đỉnh núi Thiên Ấn, tầm mắt có thể thu về một khoảng không gian bao la: Xung quanh là những làng mạc, ruộng đồng ngát xanh, dòng Trà Khúc lượn lờ duyên dáng, tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ, đông là mặt biển bao la…

5. Nét đẹp Sa Huỳnh

Sa huỳnh quảng ngãiSa huỳnh hay còn gọi là Sa Hoàng có nghĩa là cát vàng. Nơi đây là vựa muối lớn của miền Trung thuộc huyện Đức Phổ. Sa Huỳnh là bãi biển đẹp. Hàng năm, thu hút rất nhiều du khách đến đây chơi và tắm biển. Cát biển ở Sa Huỳnh không có màu trắng mà có màu hơi vàng dưới ánh nắng mặt trời trông bãi biển thật óng ánh đẹp mắt.

Du lịch Quảng Ngãi vào mùa hè thì Sa Huỳnh là điểm dừng chân lý tưởng nhất. Bãi tắm Sa Huỳnh trãi dài, với nhiều thắng cảnh, ghềnh đá. Biển Sa Huỳnh không có đá ngầm nên rất an toàn cho du khách khi thả mình dưới dòng nước trong xanh mát mẻ.

6. Các bãi biển đẹp ở Quảng Ngãi bạn nên đến khi đi du lịch Lý Sơn

Bãi Biển Mỹ Khê
bienkhehaidaolyson-quangngai

Biển mỹ khê Quảng Ngãi nằm trên quốc lộ 24B cách thị xã Quảng Ngãi 15 km, cách cảng Dung Quất 16 km và gần cảng Sa Kỳ, thuộc địa phận thôn Cổ Luỹ, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Mỹ Khê là bãi tắm lý tưởng của tỉnh Quảng Ngãi với không gian mênh mông, bãi cát mịn, độ dốc thoải, được che chắn kín đáo, chạy dài 7 km, phía sau là rừng dương xanh thẳm, bên cạnh là con sông Kinh mang vị ngọt của thượng nguồn đỏ về và vị mặn của biển đem lại nhiều đặc sản biển phong phú

Hàng năm khách đến bãi biển Mỹ Khê ngày càng đông. Ngoài việc nghỉ ngơi, tắm biển và hít thở bầu không khí trong lành, du khách còn có dịp thăm quan tưởng niệm khu chứng tích chiến tranh Sơn Mỹ. Tỉnh Quảng Ngãi đã có qui hoạch tổng thể khu du lịch Mỹ Khê với diện tích 342 ha để xây dựng các khu vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi như khách sạn Mỹ Khê, khu camping dành làm nơi cắm trại.

Biển Khe Hai
bienkhehaiquangngai-daolyson

Biển Khe Hai thuộc xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, nằm cách QL1A (đoạn ngã ba Dốc Sỏi – Dung Quất) khoảng chừng 3 km về phía đông. Vào ngày hè, có đông đảo du khách của Quảng Nam và Quảng Ngãi đến đây tắm biển nghỉ ngơi.

Khe Hai có một bãi cát trắng mịn, rặng phi lao ngút ngàn song hành với bờ biển xanh. Phía tây có ngọn núi chạy dài từ bờ rồi lấn sâu ra biển tạo thành một nửa vòng cung rất đẹp, đó là dãy Bàn Than. Phía đông có hòn núi nhô lên gọi là Hòn Ông. Từ bãi biển Khe Hai theo đường cao tốc đến cảng biển nước sâu Dung Quất. Nhà máy Lọc dầu số 1 và TP.Vạn Tường từ 5 – 7 km.

7. Quần thể di tích Đặng Thùy Trâm

Di tích đặng thùy trâm Khu di tích Đặng Thùy Trâm bao gồm các hạng mục chính: Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm ở xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ; Trạm phẫu thuật tiền phương ở núi Bộng Dầu, thôn Quy Thiện, xã Phổ Khánh, Khu vực hồ Liệt Sơn, xã Phổ Hòa; Bệnh xá Đức Phổ tại đồi Gò Chày thôn Đồng Răm 1, xã Ba Khâm…

Bệnh xá Đặng Thùy Trâm được xây dựng trên diện tích 3.900 mét vuông, gồm các khoa chức năng: nội, nhi, sản, răng – hàm – mặt, y tế cộng đồng, y tế dự phòng, sơ cấp cứu ban đầu… với quy mô 10 giường bệnh và đầy đủ trang thiết bị y tế đảm bảo việc khám, điều trị cho hơn 40.000 dân trong khu vực. Hiện tỉ lệ sử dụng giường của bệnh xá luôn hết công suất, điều này không chỉ góp phần giảm bớt áp lực quá tải cho y tế tuyến trên mà còn giảm đáng kể chi phí cho người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo.

8. Khu lưu niệm Cổ Thủ Tướng Phạm Văn Đồng
khuluniemcothutuongphamvandong

Khu lưu niệm này còn lưu giữ nhiều kỷ vật của gia đình Thủ tướng Phạm Văn Đồng như án thờ, tràng kỷ, án thư, phản… và những vật dụng lưu niệm khác, đồng thời tại đây cũng trưng bày một số hình ảnh thể hiện tình cảm của Ông với quê hương Mộ Đức – Quảng Ngãi, cũng như tình cảm của nhân dân Quảng Ngãi đối với Ông.
Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được đầu tư tôn tạo với tổng mức đầu tư là 20 tỷ, diện tích 20.036 m².

9. Vẻ đẹp sa cần

Sa Cần là một trong năm cửa biển của người Quảng Ngãi, nằm ở phía đông bắc huyện Bình Sơn, nơi sông Trà Bồng (hay sông Châu Tử) đổ ra biển. Sách xưa gọi Sa Cần là Thái Cần hay Thể Cần. Sông Trà Bồng chạy đến gần cửa biển thì mở rộng lòng, nước rất êm. Giữa lòng sông nổi lên một quả núi nhỏ với nhiều tảng đá lớn chồng chất lên nhau, gọi là hòn Bà, sách Ðại Nam Nhất thống chí gọi là “Ghềnh Thạch Bàn”. Bên ngoài cửa biển, đối diện với hòn Bà và lớn hơn hòn Bà là hòn Ông, cũng nhiều đá nhưng có cây cối xanh tốt. Về phía tả ngạn cửa biển còn có hòn Kẽm, núi Cổ Ngựa nên ca dao cổ có câu:

10. Thác Trắng
dulichthangtranglyson

Thác Trắng nằm ở giữa huyện Minh Long. Từ trung tâm huyện lỵ Minh Long đi bộ chừng 40 phút là đến thác Trắng. Xung quanh thác Trắng là một vùng đồi núi rộng lớn chập chùng, ngút ngàn một màu xanh cây lá, thật thơ mộng, trong lành và yên tĩnh. Từ độ cao hơn 40m, dòng nước bạc tuôn trào như suối tóc của nàng tiên buông xõa theo ghềnh đá.

Đến Minh Long giữa những ngày tháng 6 âm lịch, là thời gian cao điểm của nắng nóng, nhưng bên thác Trắng chúng ta như ngỡ mình đang ở giữa những ngày mùa đông. Nơi đây còn có hai hồ nước tự nhiên gần kề nhau dưới chân thác, mỗi hồ khoảng trên 100 m³, nước xanh biêng biếc.


Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Rộn ràng các tour du lịch Lý Sơn hè 2016

Vào những ngày này, nhiều người đang lên cho mình kế hoạch đi du lịch vào các dịp hè, trong đó du lịch đảo lý sơn hiện đang được du khách lựa chọn để tránh nắng nhất là các tour du lịch ngắn ngày, hay vào dịp cuối tuần du khách đến với Lý Sơn ngày một nhiều nhất là các bạn trẻ đến đây ngoài tham quan các thắng cảnh nơi đây các bạn còn chụp những tấm ảnh thật đẹp để làm lưu niệm.

Lý Sơn màu nước xanh trong vắt của biển cùng những cánh đồng tỏi trải dài là những ấn tượng khó phai trong lòng du khách khi tham gia trải nghiệm tại du lịch Lý Sơn, Quảng Ngãi. Hãy cùng Vietsense tham gia trải nghiệm tại hòn đảo xinh đẹp này.

ronrangcactourdulichlysonhe2016

Biển đảo Lý Sơn hiện đang thực sự là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, nơi đây vốn nổi tiếng với đảo “thiên đường” Lý Sơn, vì sự hoang sơ hiếm có. Đến Lý Sơn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những gì tạo hóa đã ban tặng cho hòn đảo này. Bên cạnh những miệng núi lửa, còn có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng; những di tích gắn liền với tâm linh như chùa Hang, chùa Đục, Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa cùng nhiều di tích khác. Chính vì những nét riêng của đảo, nên ngày càng có nhiều du khách tìm đến với Lý Sơn.
ronrang-cactourdulichlysonhe2016

Các điểm du lịch biển Mỹ Khê, Sa Huỳnh cũng đón đông đảo khách đến tham quan. Hằng ngày hai điểm du lịch này đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan, tắm biển. Riêng những ngày nghỉ lễ, dịp cuối tuần, biển Mỹ Khê và Sa Huỳnh luôn trở nên quá tải. Đến đây, du khách còn được ngắm vẻ hoang sơ của bờ biển và được thả mình trong dòng nước xanh biếc”.


Gỏi rong biển

goirongbien-daolyson

Một trong những đặc sản của biển đảo Lý Sơn, nếu ai từng thưởng thức qua, hẳn khó mà quên hương vị đậm đà của món gỏi rong biển nơi đây. Những cọng rong biển thân tròn, rẻ nhánh như những cành san hô, xanh trong trộn lẫn giữa những cọng rau húng quế,bên trên, rắc khéo những hạt đậu phộng và ít hành phi dậy mùi kích thích khứu giác.

Gỏi tỏi
Đảo Lý Sơn được mệnh danh là vương quốc tỏi, cây tỏi ngoài lấy củ còn được chế biến thành món gỏi hấp dẫn. Gỏi tỏi Lý Sơn được làm từ thân tỏi đực, tỏi nhổ lên chỉ lấy phần thân, bỏ lớp vỏ ngoài cùng, rửa sạch hấp cách thủy cho chín rồi trộn với các loại gia vị, rắc thêm ít đậu phộng là có món gỏi có hương cay nồng của tỏi ngon tuyệt.

Ốc tượng

Ốc tượng là món hải sản nổi tiếng nhất ở đây, được nhiều du khách ưa chuộng. Ốc tượng không phải dễ tìm, nói là ốc biển nhưng không phải biển nào cũng có. Đảo Lý Sơn có lẽ được xem là quê hương của loài ốc tượng. Loại ốc tượng to và ngon nhất phải chọn loại lớn cỡ bàn tay xòe, nặng khoảng nửa ký. Người dân đảo Lý Sơn có thể chế biến loại ốc này thành các món ăn đơn giản mà cực ngon.

Ốc cừ
ronrangcactourdulichlysonhe2016-occu

Gọi là ốc cừ vì ốc có miếng vảy che trước miệng tròn tròn giống chiếc cúc áo cứng như xà cừ, thịt ốc giòn và rất ngọt. Ốc cừ ở vùng biển Lý Sơn ngon hơn ốc ở các vùng biển khác. Ốc cừ được bắt từ biển, nơi nào có sóng lớn thì ốc càng ngon. Khi thủy triều rút xuống thấp, dạo mé bãi biển đã có thể bắt được ốc cừ, nhưng chỉ là ốc nhỏ. Muốn có ốc to phải ra biển thật sâu. Ốc cừ thường được người dân đảo chế biến bằng những hình thức dân dã như: nướng, luộc hay xào sả ớt nhưng vẫn rất ngon và độc đáo, giữ được hương vị của loại đặc sản vùng biển đảo Lý Sơn.

Cua Huỳnh Đế
Đến Lý Sơn, bạn không thể bỏ qua những món hải sản tươi ngon một trong những đặc sản của Lý Sơn chính là cua huỳnh đế. Cua huỳnh đế được tôn xưng là vua của các loài cua. Bởi cua huỳnh đế có bộ áo giáp dày và cứng, màu đỏ hồng như chiến bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, càng to, cạnh sắc lém như dao. Trong lịch sử, loài cua huỳnh đế vốn là đặc sản tiến vua bởi thịt cua mềm, càng ăn càng ngon, thơm và bổ dưỡng.

Cua dẹt
Cua dẹt cũng được coi là một đặc sản của Lý Sơn. Trước đây, du khách nào đến đảo Bé muốn ăn con cua dẹt không phải là chuyện dễ bởi không phải ngày nào cũng bắt được chúng. Chúng chỉ bò lên từ những hốc đá sâu sau những cơn mưa dông, nay có nhiều hộ dân đã nuôi được chúng, bạn đã có thể thoải mái thưởng thức chúng bất cứ lúc nào.

Những con cua trông khô cằn, hoang dã thế nhưng khi nướng lên mùi thơm ngào ngạt. Bóc lớp vỏ đen cháy, những múi thịt trắng ngần săn chắc lộ ra, chấm muối ớt ăn nghe dậy lên vị thơm ngọt đậm đà.

Cháo nhum biển
chaonhumbienlyson

Con nhum – còn gọi là cầu gai hay nhím biển – hình dáng xù xì, xấu xí y hệt chùm gai, thường sống bám từ những bụi lá huệ quanh đảo. Sau khi đánh bắt , người dân bổ đôi con nhum, gỡ thịt chấm muối chanh với bồ tạt, ăn sống ngay khi mới vớt lên khỏi mặt nước hoặc trộn thịt nhum với trứng chưng mặn để ăn cơm. Có người nướng hoặc um thịt nhum với bắp chuối chát và cây chuối non… Nhưng, ngon nhất vẫn là món cháo nhum, ăn nóng , hương vị của món ăn này rất đặt biệt, có chút ngọt, chút mặn, hòa lẫn vị béo.

Nhum còn dùng làm mắm tuy nhiên sản lượng nhum đánh bắt không nhiều, nhum ta - nguyên liệu để làm mắm - lại càng ít. Người ta làm mắm nhum chỉ để dùng trong gia đình và làm quà cho người thân, bạn bè. Lượng mắm nhum bán ra rất ít ỏi và thường chỉ dành cho khách đã đặt từ trước.

Dưới triều Nguyễn, mắm nhum là một trong những sản vật tiến vua hằng năm. Đại Nam nhất thống chí - quyển 8 (tỉnh Quảng Ngãi) mục thổ sản, chép: "Mắm nhum - sản vật ở các đảo ngoài biển, khoảng đời Minh Mạng đặt "hộ" mắm nhum 5 người, mỗi năm phải nộp 12 cân mắm..." Nghĩa Sâm (sâm miền núi Quảng Ngãi nay đã tuyệt giống) và mắm nhum là hai thổ sản ở Quảng Ngãi triều đình đặt "hộ" và bắt buộc phải cống bằng vật, không được dùng tiền để thay.

Cá tà ma
Cá tà ma là một loại cá sống ở biển, da có vảy màu nâu đen, thân dẹt, hình giống như con cá rô phi nước ngọt nhưng to hơn. Theo người dân ở đảo, sở dĩ loài cá này có tên tà ma là do chúng sống chủ yếu ở các gành rạn, rất lanh khôn, khó đánh bắt, nên dân gian gọi như vậy.

Thịt cá tà ma dai, chắc ngọt, mùi vị thơm lạ lùng, phần lườn là chỗ ngon nhất, nên ăn cá này ai cũng phải gắp ít lườn để thưởng thức vị béo rất riêng. Mùa đông người dân đảo thường nướng cá, mùa hè nắng nóng thì nấu canh hẹ, canh chua, lẩu, cháo...

Hàu son xào
Huyện đảo Lý Sơn chẳng những có nhiều hải sản quý, mà còn nhiều món ăn dân dã như món hàu son xào đu đủ với hương vị độc đáo, đã đem đến cho người thưởng thức hương vị khó quên.

Hàu son hay còn gọi là Vẹm thuộc loài nhuyễn thể, có ở khắp gành, sống trong lớp cát san hô có rong biển. Vẹm hình bầu dục, lớn hơn ngón tay cái một chút. Bắt vẹm đem về dùng dao nhỏ, mũi nhọn tách vẹm làm 2 nửa, nạy lấy ruột. Ruột vẹm lớn gần bằng đầu ngón tay út, có màu đỏ gạch rất tươi. Cái ngon của vẹm là phải lấy ruột vẹm sống. Còn nếu phải luộc cho 2 nửa vỏ tách ra để lấy ruột như thế, sẽ mất đi vị ngọt và chẳng còn ngon nữa.

Gỏi sứa
Món ăn không cầu kỳ, phức tạp là công thức của món gỏi sứa ngọt mát này giống như người dân xứ đảo luôn mộc mạc vậy. Sứa vừa vớt về đem ngâm trong nước chuối chát xắt mỏng để sứa đỡ ra nước, sau trộn với rau thơm, xoài, khế… pha chế chén nước chấm bằng mắm ngon. Ngoài ra, người dân nơi đây còn phi hành với dầu ăn dậy mùi thơm, vàng rộm trộn đều nhau, rồi rưới nước mắm và nêm nếm món gỏi cho thật vừa khẩu vị, và rắc thêm đậu phộng.

-Gỏi cá cơm
Cá cơm được chế biến nhiều món: Cá cơm rim với tiêu, ớt để ăn trong các bữa cơm hằng ngày, cá cơm hấp, phơi khô để đem đi xa, dành cho những ngày đông buốt giá và cá cơm để làm mắm. Mắm cá cơm thơm ngon quyến rũ đến lạ kỳ. Bên cạnh đó, gỏi cá cơm, một món tuy dân dã nhưng rất độc đáo.

goicacomdaolyson

Gỏi cá cơm là món ăn đơn giản. Muốn làm ngon phải bắt đầu từ khâu chọn lựa cá. Cá đánh về còn tươi roi rói, mầu da ánh lên trắng xanh. Nếu cá to bằng ngón tay út, các bà nội trợ phải vặt đầu, tước thành hai mảnh và bỏ xương. Còn cá nhỏ hơn thì chỉ việc bỏ đầu và ruột nhỏ. Cá rửa sạch và để ráo nước, cho vào nồi đổ ít dấm, bắc lên bếp lửa đun liu riu, nước dấm chỉ được sôi lăn tăn không sôi "bùng" lên, khoảng 15 đến 20 phút đem xuống trút vào rổ sạch để ráo nước. Nước dấm đun với cá được dùng để chế biến thành nước tương. Một chút bột bánh in làm bằng nếp, dăm trái chuối mốc (chuối Đồng Nai) đã chín nẫu đem giã nhuyễn và trộn vào thứ nước lèo đó bắc lên bếp đun sôi, nêm mắm muối, gia vị là được bát nước tương ngon lành, có hương vị béo, ngọt, bùi, chua... Cá cơm hấp chín cho vào bát to, trộn thêm lạc giã nhỏ cùng các loại gia vị tiêu, hành, vắt thêm chút nước chanh tươi có vị chua chua vào là được món gỏi cá cơm thật hấp dẫn...

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Những điều bạn nên biết khi đi du lịch Đảo Lý Sơn

Đảo Lý Sơn nơi được ví như “đảo tiên” giữa biển cả bao la với làn nước xanh màu ngọc bích, đảo Lý Sơn nhất định sẽ là điểm đến khiến du khách luôn cảm thấy phấn khích. Khi đến tham quan và nghỉ dưỡng tại đây, bạn không thể không ghé thăm và thưởng thức những món ăn ngon, nổi tiếng của vùng đất này. Mỗi một miền đất, một thành phố lại ẩn chứa những nét văn hóa, những giá trị sống đặc biệt ẩn giấu trong chính nền ẩm thực của vùng đất đó. Vậy để được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp đó bạn hãy cùng Vietsense trải nghiệm hành trình du lịch đảo Lý Sơn và qua bài viết này mình muốn chia sẽ tới các bạn những điều bạn nên biết trước khi đến Lý Sơn.
nhungdieubannenbietkhididulichdaolyson

1. Thời điểm du lịch 

Tạo hóa ban tặng cho Đảo Lý Sơn một lợi thế rất lớn về tự nhiên. Sở hữu làn nước trong xanh đến lạ thường, nhìn rõ từng hệ động, thực vật kết hợp cùng tiếng lớp đất đá qua nhiều lớp kiến tạo được ôm trọn bởi bờ biển càng tôn tạo thêm vẻ đẹp mê hồn của Đảo. Cũng như một số huyện đảo khác trên mảnh đất hình chữ S Việt Nam, du lịch Đảo đẹp nhất vào thời điểm từ tháng 04 đến tháng 09 dương lịch.

- Lý Sơn nổi tiếng với mùa tỏi hấp dẫn, được thu hoach vào thời điểm tháng 9 và tháng 10. Đến Lý Sơn thời điểm trên hứa hẹn nhiều điều thú vị cho du khách.

2. Phương tiện đến Đảo Lý Sơn 

Du khách từ thành phố Quảng Ngãi đi theo quốc lộ 24B về cảng Sa Kỳ ( Từ trung tâm Quảng Ngãi – cảng Sa Kỳ cách khoảng 20km, có thể di chuyển bằng xe bus để tiết kiệm chi phí). sau đó ra đảo bằng tàu cao tốc (Giá khoảng 115.000 đồng/khách/lượt) và thuê xe máy để đến các di tích trên đảo.

Mỗi ngày từ cảng Sa Kỳ và cảng Lý Sơn đồng thời có 1 chuyến tàu cao tốc ra đảo và vào đất liền. Tàu rời cảng trong khoảng từ 7h30 đến 8h00. Phòng vé được mở cửa vào 6h30 hàng ngày, mỗi người xếp hàng sẽ được mua 2 vé, khi mua vé sẽ phải khai báo họ tên, năm sinh, địa chỉ, số CMND.

Đối với các bạn đi đoàn đông có thể đăng ký trước danh sách của đoàn (bao gồm đầy đủ các thông tin như phía trên) kèm theo số điện thoại đại diện của trưởng đoàn và fax về cho ban quản lý cảng chậm nhất trước 15h30 của ngày hôm trước ngày đi, khi đến mua vé cần mang theo danh sách gốc.

Ban quản lý cảng cũng tổ chức bán vé trước một ngày cho các bạn muốn mua trước vào 2 khoảng thời gian là 9h – 11h và 13h30 – 15h30. Nếu đã mua vé mà không thể tới kịp giờ tàu chạy các bạn cần thông báo trước ít nhất 2h cho ban quản lý cảng, trường hợp này bạn sẽ được hoàn lại 80% tiền vé hoặc di chuyển bằng chuyến kế tiếp với giá vé phụ thu 20%.

Ngoài tàu cao tốc, mỗi ngày có 1 chuyến tàu vận tải (tàu gỗ) vận chuyển hàng hóa và cả hành khách ra đảo Lý Sơn, thời gian tàu gỗ chạy sẽ lâu hơn (8h – 11h) so với tàu cao tốc (8h – 9h) nên các bạn cứ cân nhắc lựa chọn. Tàu từ Đảo Lớn sang Đảo Bé khởi hành từ 8h sáng và quay lại Đảo Lớn vào lúc 14h30 hàng ngày, các bạn cũng có thể liên hệ với tàu cá của người dân để sang Đảo Bé.

dinhlanganhai

Đình làng An Hải: Đình làng An Hải là trung tâm sinh hoạt tâm linh của cộng đồng cư dân làng An Hải ngày trước, xã An Hải ngày nay. Theo định lệ cổ truyền, hàng năm tại đình làng diễn ra nhiều sinh hoạt lễ hội như: Lễ trồng đu, lên phướn (24 tháng chạp âm lịch), lễ rước thần đầu năm (mùng 1 tết), lễ rằm Thượng Nguyên (14/1), lễ Động thổ (mùng 3 tết), lễ Cầu an (tế xuân – tháng 2), giỗ Tiền hiền (20/2), lễ tết Đoan dương (2/5), lễ rằm Trung nguyên (14/7), lễ tạ Kỳ yên (tế Thu; tháng 8), lễ rằm Hạ nguyên (14/10), lễ tế Thanh minh và tế lính Hoàng Sa (rằm tháng 3)… Được xây dựng từ thời Vua Gia Long thứ 14.Được xây dựng chủ yếu bởi tre, gỗ, dân làng quen gọi là ” Sở Tam Phủ ” .

Âm linh tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa – Trường Sa), dân làng nơi đây thường có tục lệ trước khi khởi hành ra biển đánh cá mang theo đồ lễ (hương chay, hoa quả…) đến nơi đây cầu xin thần linh phù hộ cho ngư dân ra biển được an toàn, đánh bắt bội thu.

Chùa Hang – được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa. Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20 m.

Năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định công nhận Tuyến du lịch biển đảo Lý Sơngồm các điểm du lịch tại huyện Lý Sơn theo các tuyến: Chùa Hang, Đình làng An Hải, Chùa Đục, Miệng núi Lửa, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa – Trường Sa, Âm linh tự và một số nhà cổ tại huyện Lý Sơn.
...
Xem thêm: Du lịch đảo Lý Sơn tại đây

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Điểm đến không thể bỏ qua khi đi du lịch Lý Sơn

Trước đây Lý Sơn từ một hòn đảo hoang sơ ít khách du lịch biết đến, nhưng nay Lý Sơn đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng hiện đang được du khách trong và goài nước đặc biệt quan tâm và dưới đây là những điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch Lý Sơn như: Cổng Tò Vò, Chùa Hang, Chùa Đục, Mù Cu, núi thới lới, miệng núi lửa...không những thế khi đến đây du khách còn được thưởng thức những món ăn ngon, con người miền trung mến khách.

Cổng Tò Vò
diemdenkhongtheboquakhiđiulichlyson

Cổng Tò Vò là một  mỏm đá nhỏ nằm sát dưới biển. Tảng đá tạo thành một khoảng trống như một chiếc cổng  hiện đang được du khách lựa chọn làm điểm đến lý tưởng. Từ cầu  cảng chính đi vào cổng chào, đi dọc theo đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ bắt gặp cổng Tò Vò.

Đây là một địa điểm trên đảo Lý Sơn thu hút du khách đến đây để chụp ảnh. Thường là vào những buổi sáng sớm bình minh hoặc khi hoàng hôn buông xuống.

Đỉnh Thới Lới và Cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Thới Lới
diemdenkhongtheboquakhidi-dulichlyson

Đỉnh Thời Lới là đỉnh núi cao nhất của toàn đảo Lý Sơn, là một ngọn núi lửa đã tắt, hiện tại trên đỉnh núi có một hồ nước ngọt có diện tích 30.000 m3 là nguồn cung cấp nước ngọt cho toàn bộ dân cư sống ở cả đảo lớn và đảo bé.

Được xây dựng trên đỉnh núi Thời Lới, khởi công xây dựng vào ngày 4.5.2013. Cột cờ có chiều cao 20 mét, móng cột cờ và đế trụ được xây dựng bằng xi măng sắt thép kiên cố, mặt chính hướng ra quần đảo Hoàng Sa.

Kiến trúc của công trình cột cờ gồm: Đài cột, bậc thềm, thân cột cờ và khuôn viên xung quang gồm nền bê tông và đèn chiếu sáng. Phía trước mặt cột cờ có ghi rõ thông số tọa độ điểm cắm mốc cột cờ.

Chùa Hang Lý Sơn
diemdenkhongtheboquakhidi-dulich-lyson

Với tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh, chùa Hang tọa lạc ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, được lập nên dưới thời vua Lê Kính Tông bởi người đàn ông tên Trần Công Thành – là một trong những người tạo dựng nên đất An Vĩnh xưa.

Sở dĩ ngôi chùa này có tên độc đáo là chùa Hang bởi toàn bộ khuôn viên ngôi chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở đảo Lý Sơn. Chùa Hang có vẻ đẹp độc đáo bởi những vách núi dựng đứng cao gần 20 mét, màu của nham thạch khiến cho chùa Hang có một màu sắc kỳ lạ hút hồn du khách khi đến đây.

Hòn Mù Cu
diemden-khongtheboquakhidi-dulichlyson

Cách trung tâm huyện đảo 3,2 km, hòn Mù Cu nằm ở phía đông, địa điểm lý tưởng nhất cho du khách ngắm mặt trời mọc khi đi du lịch Lý Sơn.

Với kiến trúc độc lạ, những hòn đá đen hội tụ với nhau tạo nên một nét đẹp đặc trưng không một hòn đảo nào có được.

Chùa Đục và Quan Âm Đài
chuaduc-diemdenkhongtheboquakhididulichlyson

Nằm giữa lưng chừng sườn Giếng Tiền, một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động cả ngàn năm nay. Để đến được ngôi chùa này, du khách phải leo hơn 100 bậc thang men theo sườn núi.

Ta có thể thấy, nổi bật giữa khuôn viên ngôi chùa là bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 27 mét. Với tên gọi khác là chùa Không Sư, người dân trên đảo truyền tai nhau rằng khi xưa Quan Thế Âm đã ngụ lại đây, bảo vệ, gìn giữ cho người dân trên đảo tránh được những tai ương của trời đất.

Đỉnh núi Giếng Tiền được xem là một đài ngoạn cảnh lý tưởng bởi khi đứng nơi đây, du khách sẽ quan sát thấy toàn bộ cảnh sắc trên đảo. Miệng núi lửa ngày xua giờ trở thành một cánh đồng cỏ hình lòng chảo tuyệt đẹp.

Đảo Bé
daobe-diemdenkhongtheboquakhididulichlyson

Đảo Bé là một hòn đảo nhỏ thuộc huyện đảo Lý Sơn, sở dĩ có tên gọi đảo Bé vì Đảo có diện tích rất nhỏ. Nhưng đây đang là điểm đến thu hút du khách khi đến với Lý Sơn không một ai có thể bỏ qua địa điểm này.

Đảo Bé hút hồn du khách bởi bãi tắm đẹp, cát mịn trắng xóa kéo dài được bao vây bởi những cánh cung vách đá cao. Từ đảo lớn mỗi ngày đều có chuyến đi đảo Bé và quay trở lại đảo lớn. Qua đảo Bé bạn có thể ngắm nhìn cảnh đẹp với những ruộng tỏi dài miên man, tắm ở bãi tắm và nghỉ ngơi ăn uống ở phía cầu tàu.

>>>>Xem thêm những điểm du lịch đảo lý sơn tại đây

Đến với Lý Sơn du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi này, đến đây du khách còn được thưởng thức những món ăn ngon hấp dẫn, hải sản nơi đây được người dân mua tại ghe khi vừa cập bên nên rất tươi ngon, với người dân vô cùng mến khách....

Lý Sơn là nơi để thưởng thức vô số loại hải sản tươi ngon, kết hợp với các loại gia vị đậm đà cùng cách chế biến dân dã mà tinh tế. Lý Sơn phong cảnh hoang sơ đặc sắc và cuộc sống với nhiều nét thú vị trên đảo làm nên sức thu hút khó cưỡng với khách phương xa. Còn với những người đam mê ẩm thực.

Khi đến đây du khách sẽ được thưởng thức các món “cao cấp” như chả cá, hải sâm, cá chình biển xào chua ngọt, cua huỳnh đế tại các nhà hàng…, trong khi một thế giới các món bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn sẽ níu chân khách phương xa khi bước ra chợ. Món ngon mà rẻ ở chợ

ocxaosa-monngonhapdandaolyson

Đầu tiên, để đánh thức vị giác, bạn có thể chọn món ốc cừ xào sả. Con ốc nhỏ hơn đầu ngón tay cái, vỏ cứng như đá này có phần ruột ngọt lừ, thêm hương sả ngào ngạt, ăn hết cả rổ chưa thấy “đã”. Món nhum (nhím biển) trong thành phố rất đắt tiền nhưng ở đây khi đến mùa thì du khách cứ ăn thoải mái.

Ở đảo, giữa những món ăn bình dị mà khéo đánh thức vị giác, món thanh tao nhất có lẽ là gỏi rong biển. Mớ rong biển xanh trong vừa vớt lên rửa sạch trộn vội với vài cọng húng quế, đậu phộng giã nhỏ, chút hành khô phi thơm lừng rồi rưới thêm chút nước cốt chanh tươi… là đã xong đĩa gỏi giòn, ngon, mát.

Chè rong biển cũng là món ăn ngọt giải nhiệt phổ biến trên đảo. Giữa trưa nắng chói chang, trong những con đường nhỏ cứ văng vẳng tiếng rao của chị bán chè. Chén chè rong biển trong vắt, vàng ươm màu mía đường ướp đá mát lạnh ăn cũng khá lạ miệng.

Ngoài rong biển, cây tỏi – đặc sản của đảo Lý Sơn cũng được chế biến thành món gỏi hấp dẫn. Tỏi nhổ lên chỉ lấy phần thân, bỏ lớp vỏ ngoài cùng, rửa sạch hấp cách thủy cho chín rồi trộn với các loại gia vị, rắc thêm ít đậu phộng là có món gỏi có hương cay nồng của tỏi, ăn khá ngon.

Rồi món hàu son (còn gọi là vẹm) xào đu đủ. Ruột vẹm gần bằng đầu ngón tay út, màu gạch rất tươi. Đu đủ chín hườm nạo thành sợi.

Bắc chảo dầu phi hành tỏi cho thơm, xào đu đủ vừa chín thì bỏ ruột vẹm vào đảo cho đều, nêm gia vị, rau thơm… rồi bày ra đĩa. Màu đỏ son tươi tắn của vẹm chen lẫn màu vàng mơ của đu đủ, sắc xanh của các loại rau thơm khiến đĩa vẹm xào trông thật bắt mắt.

Ngoài cua huỳnh đế nổi danh, cua dẹt cũng được coi là một đặc sản của Lý Sơn. Trước đây cua dẹt khá hiếm vì chúng chỉ bò lên từ những hốc đá sâu sau những cơn mưa dông, nay có nhiều hộ dân đã nuôi được chúng.

Những con cua trông khô cằn, hoang dã thế nhưng khi nướng lên mùi thơm ngào ngạt. Bóc lớp vỏ đen cháy, những múi thịt trắng ngần săn chắc lộ ra, chấm muối ớt ăn nghe dậy lên vị thơm ngọt đậm đà.

Một sản vật quý của vùng đảo này nữa là cá tà ma, vảy màu nâu đen, trông giống như cá rô phi nước ngọt nhưng to hơn. Cá có tên như vậy do chúng sống chủ yếu ở các gành rạn, rất khó đánh bắt.

Cá tà ma dai, chắc và ngọt thanh, phần lườn là chỗ ngon nhất, nên ăn cá này ai cũng phải gắp ít lườn để thưởng thức vị béo rất riêng. Mùa đông người dân đảo thường nướng cá, mùa hè nắng nóng thì nấu canh hẹ, canh chua, lẩu, cháo....

Tham khảo thêm ẩm thực Lý Sơn tại đây