Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Du lịch lý sơn tham núi thiên ấn

Du lịch lý sơn tham quan núi Thiên Ấn có tục danh là núi Hó, từ xưa đã được xem là "đệ nhất phong cảnh" của tỉnh Quảng Ngãi với mỹ danh "Thiên Ấn niêm hà", tức ấn trời đóng trên sông. Sông ở đây là sông Trà Khúc, con sông lớn nhất tỉnh. Cùng với sông Trà, núi Thiên Ấn từ lâu đã trở thành biểu tượng của vùng đất Quảng Ngãi.
dulichlysonthamnuithienan

 Núi Thiên Ấn là một quả đồi cao trên trăm mét, nằm ở thị trấn Sơn Tịnh, bên bờ bắc sông Trà Khúc, có quốc lộ 24B áp sát chân núi, cách quốc lộ 1A khoảng 3km về phía tây. Do vậy, khách theo quốc lộ 1A vào Nam hay ra Bắc đều có thể thấy rõ núi Thiên Ấn. Muốn ghé thăm Thiên Ấn, từ ngã ba đầu cầu Trà Khúc trên quốc lộ 1A, rẽ sang quốc lộ 24B về hướng đông chạy xe ô tô chỉ khoảng năm mười phút là đến chân núi. Ðường lên đỉnh Thiên Ấn xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ, độ dốc không cao, lòng đường rộng, đã trải nhựa nên xe các loại đều lên xuống dễ dàng.

Sở dĩ núi có tên là Thiên Ấn vì đỉnh núi rộng, bằng phẳng, nhìn xa giống như một cái triện lớn do trời sinh ra. Sườn núi Thiên Ấn có nhiều cỏ tranh, phía đông sườn núi có chùa Thiên Ấn nằm giữa lùm cây cổ thụ rậm rạp. Ngôi chùa cổ này được xây dựng từ cuối thế kỷ XVII, đã được chúa Nguyễn ban cho biển ngạch "Sắc tứ Thiên Ấn tự", năm 1717. Trong khuôn viên chùa có cái cái giếng cổ sâu hun hút tương truyền được đào quết nhiều năm liền, tục gọi Giếng Phật. Chùa còn có quả chuông lớn thỉnh về từ làng đúc đồng Chú Tượng năm 1845, dưới triều vua Thiệu Trị, tục gọi là Chuông Thần. Giếng Phật, Chuông Thần đều đã đi vào thơ ca và gắn với những huyền thoại lý thú, đi vào thơ ca vịnh cảnh Thủ khoa Phạm Trinh từng có câu: "Giếng Phật mạch sâu mùi nước ngọt/ Chuông Thần đêm vắng giọng đưa thanh".
dulichlysontham-nuithienan

Phía đông chùa có khu "viên mộ" thiết diện hình lục giác, gồm nhiều tầng, là nơi an táng các vị sư trụ trì chùa. Ngoài ra, tại đỉnh Thiên Ấn, trên trảng đất bằng phẳng thoáng đãng phía tây còn có phần mộ của cụ Huỳnh Thúc Kháng, là nơi được nhiều du khách viếng thăm.

Từ đỉnh Thiên Ấn du khách có thể ngắm nhìn cả một khoảng không gian bao la, hùng vĩ xung quanh. Nhìn lênn Trời tây là rặng Thạch Bích như một bức thành sừng sững. Nhìn xuống hướng đông có thể thấy cửa Ðại Cổ Lũy, nơi có cảnh đẹp nổi tiếng "Cổ Lũy cô thôn", với mặt biển lấp lánh. Nhìn về hướng bắc, tây bắc sẽ thấy nổi lên giữa đồng lúa xanh tươi dãy núi Long Ðầu với mình rồng uốn lượn. Nhìn về hướng nam núi Thiên Bút với cái mỹ danh "Thiên Bút phê vân (Bút trời vẽ mây) hiện lên giữa phố phường tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Gần hơn là cầu Trà Khúc, sông Trà Khúc, nổi lên giữa những dải cát trắng, từng là nguồn cảm hứng cho hai bài thơ hay nhất của thi sĩ Cao Bá Quát: Trà Giang dạ bạc và Trà Giang thu nguyệt ca. Quả Thiên Ân không hổ danh là "đệ nhất thắng cảnh" của tỉnh Quảng Ngãi.
...
Tham khảo thêm tour du lịch đảo lý sơn hấp dẫn tại đây

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Du lịch lý sơn hè 2016

Du lịch Lý Sơn đã thu hút sự chú ý của đông đảo du khách đặc biệt là vảo các ngày hè,  lễ hội gắn liền với chủ quyền quốc gia trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đến Lý Sơn du khách có thể dễ dàng “gặp” Hoàng Sa thông qua các lễ hội dân gian như Lễ Khao lề thế lính hoặc tham quan các đền đài, miếu mạo- nơi lưu giữ những dấu tích của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải từ hàng trăm năm trước. Đồng thời còn khám phá về một hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc với cảnh mây nước hữu tình.
dulichlysonhe2016

Những năm qua, Lý Sơn đã có nhiều cố gắng để “làm đẹp” hình ảnh của mình trong mắt du khách. Hàng loạt các công trình dân sinh đã được xây dựng. Nhiều gia đình khá giả đã bỏ hàng tỷ đồng để xây khách sạn, nhà nghỉ, phục vụ cho việc lưu trú của du khách. 

Du lịch đảo Lý Sơn du khách sẽ đến với hòn đảo đây là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước trong những năm gần đây. Để khám phá những điều kì lạ đó. Vietsense luôn đồng hành cùng quý khách. Chương trình Du Lịch Lý Sơn tổ chức hàng tuần được thực hiện bởi Công ty Vietsense.

 Lý sơn cách đất liền 14 hải lí (25.48 km), là hòn đảo duy nhất của Quảng Ngãi với nhiều danh lam thắng cảnh Chùa Hang, Chùa Đục, Mù Cu, Suối Chình, Âm Linh Tự, Đình Làng, Miếu Bà…Đều được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh và cấp quốc gia. Bên cạnh đó với nhiều đặc sản riêng biệt được người dân khai thác từ Biển Đông như: Cá, Mực, Ốc, Đồn Đột, Hải Sâm…Quý khách tự do thưởng thức tại chỗ những đặc sản tươi sống. Đặc biệt khi có dịp ra Lý Sơn vào những ngày con nước xuống (nước cạn). Quý khách có thể đi dạo trên những gò san hô đủ màu sắc, khám phá cuộc sống của những sinh vật biển hay những loại phù du trôi theo con nước…

Du lịch Lý Sơn hấp dẫn vào những thời điểm sau:

• Mùa hè, trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 thời tiết khá đẹp và có nắng, phù hợp cho việc đi biển.

• Mùa tỏi Lý Sơn bắt đầu được trồng vào tháng 9 và thu hoạch vào khoảng đầu tháng 12

• Lễ khao thề lính Hoàng Sa diễn ra vào các ngày 18-19-20 tháng 3 (âm lịch)

Cảnh biển Lý Sơn giống như một bức tranh thủy mặc khổng lồ. Nước biển xanh trong vắt, cát trắng, nắng vàng dát mặt sóng lấp lánh. Bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi đứng trước biển Lý Sơn bởi vẻ đẹp tự nhiên đến nao lòng. Những con sóng xô vào vách đá tung bọt trắng xóa tạo nên những hình ảnh vô cùng thích thú đối với mỗi du khách.

Thả mình trên biển Lý Sơn, bạn sẽ có cảm giác như lạc vào thiên đường. Sóng biển dập dềnh hòa với nắng gió sẽ cuốn trôi đi tất cả những âu lo thường ngày, chỉ còn lại sự thảnh thơi và tận hưởng.

Chưa hết, chỉ cần đeo kính và lặn xuống, bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của lòng biển, những đàn cá hay san hô gần bờ. Chắc chắn biển Lý Sơn sẽ đem lại cho bạn cảm giác không thể nào quên.

2. Cổng Tò Vò

Cổng Tò Vò là một mỏm đá nằm sát đường biển. Đối với những bạn đam mê nhiếp ảnh, đây là  điểm không thể bỏ qua khi du lịch đảo Lý Sơn. Cổng Tò Vò đẹp nhất lúc bình minh và hoàng hôn. Khoảnh khắc này, biển Lý Sơn như được dát vàng một màu óng ánh. Chắc hẳn không ai không muốn lưu giữ lại những hình ảnh tuyệt đẹp như thế làm kỷ niệm.

3. Chùa Đục và đài Quan Âm

Đi qua hơn 100 bậc thang men theo sườn ngọn núi lửa ngủ quên có tên Giếng Tiền, bạn sẽ đến với chùa Đục. Ngôi chùa này còn gọi là chùa không sư vì ở đây có tượng quan thế âm cao 27m, hướng ra phía biển, trấn giữ bình yên và tránh khỏi thiên tai.

 4. Đình An Vĩnh

Đình làng An Vĩnh ở huyện đảo Lý Sơn được xây theo kiến trúc hình chữ Tam với 3 đình và được trang trí tứ linh, ngũ phúc cầu bình yên cho dân làng.

5. Đài tưởng niệm hải đội Hoàng Sa

Cụm tượng đài và nhà trưng bày đội Hoàng Sa Bắc Hải đứng uy nghi trước sóng biển và nắng gió, như biểu tượng cho sự ý chí sắt đá của cả một dân tộc, khẳng định vững chắc chủ quyền  của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa.

Phòng trưng bày có diện tích khoảng 150m. Các hiện vật được đặt và lưu giữ rất cẩn thận trong tủ kính một cách trang trọng hay gắn trên tường như: chiếu cói, dây mây, nẹp tre, lu đựng nước… Giữa phòng còn bày bài vị của các anh hùng như: Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữa Nhật, Võ Văn Khiết…

6. Hang Câu

Hang Câu là hang động bị sóng biển bào mòn với khung cảnh hoang sơ, nằm ở thôn Đông, xã An Hải  dưới chân núi Thới Lới, một bên là biển, một bên là núi. Hang Câu còn đẹp bởi sự hiện hữu của những cồn đá. Sóng biển xô vào bọt nước tung trắng xóa. Khung cảnh vừa hoang sơ vừa mãnh liệt khiến hang Câu trở thành điểm đến du lịch đảo Lý Sơn không thể bỏ qua.

7. Hòn Mù Cu

Hòn Mù Cu là nơi ngắm mặt trời mọc vô cùng lý tưởng. Đây là nơi neo đậu của tàu thuyền, có khung rất đẹp bởi những hòn đá đen với nhiều kiểu dáng sinh động.

8. Đảo Bé

Đảo Bé có diện tích không lớn, còn được gọi với cái tên Đảo An Bình. Tuy vậy, đảo lại có một bãi tắm vô cùng đẹp, nước xanh trong, cát trắng mịn, bãi đá hình cánh cung bao bọc.
....
Tham khảo thêm tour du lịch đảo lý sơn tại đây


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Du lịch chùa hang lý sơn

Du lịch Chùa Hang Lý Sơn đây là hang đá thiên nhiên lớn nhất trong hệ thống hang đá ở Lý Sơn, hình thành do nước biển ăn vào chân núi Thới Lới trong thời kỳ biển tiến, khi mực nước biển dâng cao, tác động xâm thực của sóng biển và các chất ăn mòn trong nước biển liên tục một thời gian dài đã hình thành các “hang chân sóng” ở nhiều vùng ven biển, hải đảo, bồn đại dương trên thế giới. Liền sau đó, đến thời kỳ biển thoái, mực nước biển rút xuống và để lộ ra những hang đá mà con người và các động vật trên cạn có thể sử dụng làm nơi cư trú.
dulichchuahanglyson


Những vệt ngấn sóng quanh chân núi Thới Lới, nhô cao lên hẳn so với mực thủy triều hiện nay, đặc biệt là ở vách đá trước cửa chùa Hang là những minh chứng sống động của hiện tượng sóng biển ăn mòn vào các lớp trầm tích hạt mịn, đá và bùn carbonat. Sự phát lộ các lớp trầm tích hạt mịn ở chân núi Thới Lới cũng cho thấy vận động tạo sơn theo dạng xếp nếp đã diễn ra tại khu vực đảo Lý Sơn trước khi các ngọn núi lửa phun trào nham thạch, dẫn đến việc hình thành diện mạo cơ bản của cù lao Ré mà chúng ta đang nhìn thấy hiện nay.

Những ghi chép của nhà khảo cổ học người Pháp H. Parmentier , lời khẩu truyền trong dân gian và một vài dấu tích ít ỏi còn lại cho thấy chùa Hang vốn đã là một hang đá mà người Chăm sử dụng làm nơi cư trú hoặc thờ tự trước khi người Việt đặt chân lên đảo Lý Sơn.
dulichchuahanglyson

Gia phả và lời di huấn của các dòng họ đầu tiên khai phá làng An Hải cho biết, cách nay chừng 4 thế kỷ, thời vua Lê Kính Tông, ông Trần Công Thành cùng các vị tiền hiền làng An Hải là những người xướng xuất việc sửa sang, mở rộng hang đá, biến nơi đây thành ngôi chùa thờ Phật. Về sau, hậu duệ họ Trần đưa thêm linh vị của các bậc tiền hiền làng Lý Hải vào chùa để phụng thờ.

Từ chân núi Thới Lới phía đông nam, vòng qua sườn núi phía tây bắc, rồi theo các bậc cấp bằng đá đi dần xuống thấp hơn, gần với mặt nước biển, du khách sẽ nhìn thấy sừng sững trước sân chùa hàng cây bàng biển có hàng trăm năm tuổi.

Ngẩng mặt trông ra là trùng khơi lộng gió, quay đầu nhìn lại là “hang đá trời sinh”, thấp thoáng phía xa xa là cù lao Bờ Bãi.

Dẫu chưa đặt chân vào chốn tôn nghiêm thạch tự, nhưng khi chiêm ngưỡng bức tượng toàn thân đức Quán Thế Âm bồ tát trước sân chùa với đôi mắt nhân từ hướng ra biển cả, chứa chan sự đồng cảm với chúng sinh, bất giác người mộ đạo như nghe vọng từ sâu thẳm lòng mình lời dạy của đức Cồ Đàm “Vị mặn là của nước biển, vị của đạo ta là giải thoát!”.

Nhẹ bước chân lần vào tự viện mà cũng là bên trong hang đá, giữa thoang thoảng mùi trầm hương, tỏ mờ ngọn nến rọi vào khoảng sáng tối lung linh, sau một thoáng định thần du khách sẽ không khó nhận ra bệ thờ Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn và Hoa Nghiêm Tam Thánh ở chính điện. Bên tả (theo hướng nhìn từ bên ngoài) là bàn thờ Địa Tạng Vương bồ tát, Đạt Ma tổ sư, bên hữu là Quán Thế Âm bồ tát và Thập Điện Diêm vương.

Bàn thờ ba vị trưởng lão khai tự, ông thỉ tổ họ Trần cùng 7 vị tiền hiền làng An Hải thiết đặt ở những nơi trang trọng và tương xứng với vị trí, công trạng của các vị trong quá trình khai phá, xây dựng làng An Hải cũng như huyện đảo Lý Sơn.

Sau khi đảnh lễ, thắp mấy nén hương và thành tâm gởi những lời nguyện cầu thường hằng an lạc, khách sẽ có nhiều thời gian hơn để quan chiêm cảnh trí độc đáo của chùa Hang. Dẫu là giữa ngày hè nóng bức, không gian bên trong chùa vẫn dịu lạnh như thể cuối thu.
  
Luồng ánh sáng bên ngoài dọi vào vách đá ẩm ướt, rêu mờ. Thỉnh thoảng từ trần hang rơi xuống mấy giọt nước trong veo. Một làn gió nhẹ thổi qua, những chiếc lá bàng buông cành trước sân chùa gợn lên chuỗi âm thanh rất lạ, lẫn vào tiếng sóng bập bềnh.

Thật ra, với chiều cao trần hang hơn 3m, chiều rộng cửa hang hơn 20m, ăn sâu vào lòng núi gần 25m, “chùa không sư” chỉ là một hang đá nhỏ dưới chân núi, không phải là một “thạch động” như vài cuốn sách viết nhầm.

Người xưa thật chí lý khi đặt tên chùa là “Thiên Khổng thạch tự”. Trong cổ Hán ngữ, có sự phân biệt giữa “Khổng” 孔 với  “động” 洞, 峝, 峒 (thủy động, sơn động). Thủy động, sơn động là những hang lớn như Bích Động (Ninh Bình), Huyền Không động (Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng), Phong Nha động (Quảng Bình)... Khổng là những hang đá tương đối nhỏ như chùa Hang, chùa Đục (Lý Sơn – Quảng Ngãi), chùa Hang Phước Điền tự (Châu Đốc – An Giang), chùa Hang Hải Sơn tự (Kiên Lương – Kiên Giang)...

Như mọi ngôi chùa thờ Phật khác, số người đến hành lễ, cầu Phật đông nhất ở chùa Hang là vào dịp Nguyên đán, Nguyên tiêu, Phật đản, Vu Lan, các ngày sóc, vọng , ngày vía Phật, Bồ Tát...

Đặc biệt, bà con ngư dân Lý Sơn dù có là tín đồ nhà Phật hay không cũng đến đây hành lễ rất long trọng, nghiêm cẩn vào các ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm hoặc trước khi bước vào mùa đánh cá (mùa mở biển).

Một trong số những truyền thuyết lưu truyền phổ biến trong cộng đồng cư dân vùng biển, kể rằng: Bồ tát Quán Thế Âm thường vân du khắp nơi, từ trên đất liền ra biển cả để thấu cảnh chúng sinh. Trong một lần tuần du Đại Hải, nhìn những sinh linh khổ ải bị chết chìm ngoài biển khơi vì bão tố, lòng ngậm ngùi thương xót, ngài đã xé chiếc áo cà sa của mình làm muôn mảnh nhỏ thả trên mặt biển rồi hoá phép biến những mụn vải ấy thành loài cá cứu người.

Để tăng thêm sức vóc cho loài vật thay mình độ chúng, Bồ tát Đại từ Đại bi mượn bộ xương của ông Tượng trên rừng ban cho bầy cá đó, khiến chúng có vóc dáng to lớn và sức mạnh như voi rừng, nên có tên gọi là cá Voi.

Lại thấy cá Voi to lớn di chuyển chậm chạp, mỗi khi có nạn tai xảy ra ở nơi xa, khó bề đến kịp, Quán Thế Âm Bồ tát liền ban cho chúng phép thâu đường để lội thật mau, hầu làm cho tròn trách nhiệm cứu vớt người lâm nạn.

Những dịp lễ long trọng khác diễn ra ở chùa Hang là ngày giỗ thủy tổ họ Trần, ngày tưởng niệm Tam vị trưởng lão và tiền hiền thất tộc khai lập làng An Hải. Điều này, thêm một lần nữa cho thấy sự kết hợp, hòa đồng giữa giáo lý, nghi lễ Phật giáo với tín ngưỡng thờ thần hoàng, thờ tổ tiên ở các đền chùa của người Việt.

Chùa Hang ở Lý Sơn đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
...
Xem thêm: Tour du lịch đảo Lý Sơn hấp dẫn tại đây

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Du lịch Lý Sơn thăm lăng thờ cá ông

Du lịch Lý Sơn thăm lăng thờ cá ông người dân Lý Sơn đã hy vọng khi đi biển nếu gặp nạn cá voi sẽ rẻ sóng cứu người giữa biển khơi và cũng không còn x lạ với người dân đảo Lý Sơn. Hàng trăm năm nay, huyền thoại cá ông cứu người, cứu thuyền vẫn là câu chuyện được lưu truyền tại các vạn chài trên đảo. Nhiều lăng, miếu, đền thờ được lập nên để lưu giữ xương cốt và là nơi thờ cúng ghi tạc công đức của “ngài Nam Hải” đã chở che, bao bọc cho ngư dân đất đảo trước thiên tai, hoạn nạn giữa biển khơi.
dulichlysonthamlangthocaong

Vào ngày rằm, mồng một hàng tháng, trước khi vươn khơi Hoàng Sa-Trường Sa, các ngư dân đều mang lễ vật đến tạ và mong tàu về tôm cá đầy khoang. Riêng hai ngày trong năm (19 và 20 tháng Chạp âm lịch), cửa “hậu cung” mới mở để người quản lăng và các bậc cao niên trong làng vào lau chùi bụi bặm bám trên xương cốt .

Về các vạn chài trên đảo Lý Sơn, đi đến đâu cũng nghe chuyện cá ông cứu người, cứu thuyền trong bão dữ. Theo các bạc cao niên nơi đây vẫn còn nhớ như in chuyện mình cùng các ngư dân được cá Ông cứu nạn trong giông tố.

“Cách đây hơn 30 năm, ngư dân trong xóm chèo thuyền thúng ra khơi câu mực. Bất ngờ giông tố nổi lên, chiếc thuyền thúng với ba ngư dân bị sóng biển cuốn trôi và nhấn chìm trong tích tắc. Anh em co cụm cột tay nhau bằng dây neo để vật lộn với sóng biển để nếu rủi ro xảy ra người nhà còn có cơ may tìm thấy xác”.
dulichlyson-thamlangthocaong

 Đưa cặp mắt đục hướng về phía biển - Biển là như vậy, khi êm đềm thì bao dung như lòng mẹ, nhưng khi giông tố mịt mù nổi lên là hiểm nguy không kể. Ngư dân nơi đây tin vào các ngài là có thật, bởi hàng trăm ngư dân trong ranh giới giữa cái sống và cái chết đã được ngài cứu giúp toàn mạng trở về với gia đình và người thân.

Hiện tại huyện đảo Lý Sơn có đến 13 lăng, miếu đền thờ cá ông (đó là chưa kể những cá voi mới được ngư dân lai dắt từ các ngư trường về chôn cất sau này chưa cải táng). Trong đó lăng Tân nơi đang giữ lưu và thờ tự bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam được ngư dân Lý Sơn tôn vinh là lăng Đồng Đình Đại Vươn -vị thần có quyền lực nhất trên biển Đông.
...
Xem thêm: Du lịch Lý Sơn hấp dẫn tại đây


Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Du lịch đảo lý sơn thăm đảo tiền tiêu

Du lịch đảo Lý Sơn hiện đang được du khách trong và ngoài nước lựa chọn là địa điểm du lịch hấp dẫn, đến Lý Sơn du khách được khám phá nhiều di tích văn hóa, lịch sử như chùa Hang, chùa Đục, hang Câu, miếu bà Chúa Ngọc, đình làng An Hải, dinh Bà Roi, giếng Vua, miệng núi lửa, di tích Hải đội Hoàng Sa-Trường Sa, Âm Linh tự, các di chỉ văn hóa Chăm và Sa Huỳnh…

dulichlysonngamdaotientieututrencao

Lý Sơn, còn gọi là Cù Lao Ré, là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Lý Sơn là một hòn đảo tiều tiêu.
dulichlyson-ngamdaotientieututrencao

Diện tích của huyện là khoảng 9,97 km², dân số khoảng hơn 20.460 người. Lý Sơn gồm 3 đảo: đảo Lớn, đảo Bé và hòn Mù Cu. Huyện được chia làm 3 xã gồm An Vĩnh, An Hải, An Bình.

Vết tích của một núi lửa trên đảo ngưng hoạt động từ lâu. Hiện nay các mạch nước ngầm nóng, dưới chân núi lửa, cung cấp nhiệt năng để sản xuất điện phục vụ sinh hoạt cho Lý Sơn.
dulichlyson-ngam-daotientieututrencao

Khi hoàng hôn buông xuống cũng là lúc ngư dân hướng thuyền ra Biển Đông đánh bắt thủy sản.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Du lịch lý sơn thăm di tích âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa

Du lịch Lý Sơn tham quan Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa là những di tích nằm trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn, cách cảng biển  Sa Kỳ 15 hải lý, về phía đông bắc. Những di tích này liên quan đến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải thành lập từ thời các chúa Nguyễn để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển, đặc biệt là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
dulichlysonthamditichamlinhtuvamolinhdoihoangsa

Âm linh tự làng An Hải, một công trình thờ tự đặc biệt

Âm linh tự (nghĩa tự, miếu âm hồn, miếu âm nhơn, am chúng sinh…) là một công trình thờ tự thường gặp ở các làng, xã, xóm, ấp trên khắp đất nước Việt Nam.

Đây là nơi thờ cúng vong hồn những người chết đi nhưng vì nhiều lý do không có ai  thừa nhận hoặc không ai biết đến. Họ có thể là một kẻ vô gia cư, không họ hàng thân thích. Cũng có thể họ có gia đình, còn bà con, thân tộc nhưng trên bước đường lưu lạc mưu sinh thình lình gặp tai ương bất trắc hay tật bệnh bất ngờ rồi lìa đời ở một nơi nào đó mà thân nhân chẳng được báo tin, vô tình trở thành những âm linh cô độc…

Thờ cúng ở Âm linh tự còn có những linh hồn là chiến sỹ trận vong, vì bối cảnh ác liệt của chiến trường nhiều khi xác thân không còn tìm được.

Người xưa gọi chung những đồng loại rơi và tình cảnh như vậy là “thập loại chúng sinh” và dành cho họ mối thương cảm mang đậm tình người. Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng viết bài “Văn tế thập loại chúng sinh” (Văn Chiêu hồn), lưu truyền rộng rãi trong dân gian, thể hiện sự đồng cảm sâu xa giữa những người đang sống với các cô hồn bạc phận.

Trong khi kiến lập đình, chùa để thờ Phật, Thánh, Thần mong cầu duyên, trợ phúc, người xưa cũng không quên dựng miếu vọng, nhang khói cho những cô hồn vất vưỏng còn chưa hóa kiếp, gọi là miếu âm hồn. Cũng có nơi cô hồn thờ chung trong nội thất đình làng, miếu bà tại một gian riêng. Nếu thờ ở ngoài sân thì bàn thờ âm linh được trí ở mặt sau bình phong, hướng đối diện với chính điện đình miếu.

Ngoài ra, nơi cửa Phật, bàn thờ cô hồn cũng được thiết riêng ở hiên phải của chùa, nơi đặt tượng Tiêu Diện Đại sỹ (dân gian gọi là Ông Tiêu), theo thuyết nhà Phật là một hoá thân của Bồ tát Quán Thế Âm làm nhiệm vụ chưởng quản, cứu độ cô hồn. Trong các buổi công phu kinh chiều, nhà chùa đều có cúng thí thực tại gian thờ này với ý nghĩa ban lộc cho những vong linh không người chăm sóc, thiếu vắng khói hương.

Theo quan niệm “Sinh hà, tử thị” (sống sao, chết vậy), trong các ngày lễ tết, cúng giỗ tại đình chùa, miếu tự cũng như ở tư gia đều có mâm cúng cô hồn để an ủi chia sẻ nỗi cô đơn của người bất hạnh.

Ở nhiều tỉnh ven biển miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi, hằng năm đến tiết Thanh minh (khoảng tháng 3 âm lịch) người dân tảo mộ và cúng tế các vong linh cô hồn ở các âm linh tự, nghĩa tự, gọi là cúng Thanh minh. Đây là nét khác biệt với cư dân Bắc Bộ, vì ngoài việc cúng cô hồn, cư dân ven biển miền Trung không có tục tảo mộ tổ tiên và ăn tết Thanh minh vào dịp này.

Âm linh tự làng An Vĩnh xây dựng tại một giồng đất cao, thoáng đãng ở thôn Tây xã An Vĩnh, cách cảng Lý Sơn chừng 500m về phía tây. Mặt tiền Âm linh tự nhìn ra hướng nam, trước sân có đài tưởng niệm chiến sỹ trận vong uy nghi bề thế.

Không giống với nhiều âm linh tự, nghĩa tự, miếu cô hồn ở những nơi khác, kể cả nghĩa tự làng An Hải trên cùng huyện đảo, Âm linh tự làng An Hải có mái che, các gian thờ bài trí quy củ, hàng năm tại đây diễn ra khá nhiều nghi lễ long trọng, có sự tham gia của đông đảo dân làng. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý liên quan đến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, kể cả những tư liệu là của riêng các gia đình, gia tộc được người dân tin tưởng đem lưu gởi.

Theo lời kể của các bậc cao niên, khoảng đầu thế kỷ XIX, hai làng An Vĩnh và An Hải (nay là xã An Vĩnh và xã An Hải) đã có đình làng và nghĩa tự. Tuy nhiên, đến khoảng thập kỷ 50 của thế kỷ trước, đình làng An Vĩnh bị hư hại, dân làng rước các linh vị thờ thần hoàng, các vị tiền hiền về thờ ở Âm linh tự. Vì vậy, trong hơn nửa thế kỷ, Âm linh tự làng An Hải là nơi sinh hoạt tâm linh, lễ hội dân gian tập trung của cộng đồng cư dân sở tại.

Đặc biệt, vào tiết Thanh minh hằng năm bà con các dòng tộc làng An Hải tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Âm linh tự, một nghi lễ đặc biệt nhằm tưởng vọng và tri ân nghĩa liệt sỹ của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải cùng các dân binh, tráng đinh đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tuần phòng trên biển, trú phòng trên các quần đảo, chống trả quân cướp biển để bảo vệ tàu thuyền, ngư dân cùng sự yên lành của làng quê đất đảo.

Sử cũ chép rằng, dưới thời chúa Nguyễn và tiếp sau đó là triều đại nhà Nguyễn, nhà nước phong kiến Việt Nam đã cho thành lập các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải làm nhiệm vụ tuần phòng trên biển, giong thuyền đến các quần đảo Hoàng Sa và Bắc Hải (Trường Sa) để thu lượm hải vật, sản vật, đo đạt hải trình, cắm mốc và dựng bia minh định chủ quyền đối với các quần đảo này.

Tài liệu, bản đồ, các trang ghi chép của những nhà truyền giáo, nhà buôn, các sỹ quan hải quân và các nhà thám hiểm phương Tây cũng góp phần chứng minh sự hiện diện khá thường xuyên của các lực lượng dân sự và quân sự người Việt tuần phòng trên vùng biển tiếp giáp hoặc cập thuyền đồn trú trên quần đảo Paracels (Hoàng Sa).

Với những người lính làm nhiệm vụ tuần phòng trên đảo Hoàng Sa, ròng rã 6 tháng ròng lênh đênh sóng nước cùng những chiếc thuyền câu (điếu thuyền, tiểu điếu thuyền, di chuyển nhanh, dễ xoay trở trên những vùng biển nhiều rạn san hô), thường xuyên đối mặt với sóng cả, gió to, thì cái chết, dù bất cứ nguyên nhân nào, cũng đồng nghĩa với việc lấy lòng biển bao la làm nơi mai táng hình hài.

Trong hành trang chuẩn bị cho chuyến hải trình dài ngày đến Hoàng Sa, Trường Sa, ngoài những vật dụng thiết yếu dùng cho người đi biển, mỗi thuỷ thủ can trường của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải còn tự mình chuẩn bị 1đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợi dây mây, 1 thẻ bài khắc tên họ, quê quán, phiên hiệu.

Nếu không may người thuỷ thủ qua đời thì những đồng đội trên thuyền sẽ bó thi hài người xấu số cùng với chiếc thẻ khắc tên vào trong manh chiếu,  nẹp dọc 7 thanh tre rồi buộc chặt lại bằng 7 sợi dây mây. Sau một vài nghi thức đưa tiễn giản đơn, thi hài sẽ được đem thả xuống biển.

Những người còn sống gởi lên cao xanh lời cầu nguyện mong manh rằng xác thân người bạn thuyền xấu số của họ sẽ trôi dạt vào bờ biển, và nếu may mắn có ai đó vớt được nắm xương tàn thì nhờ chiếc thẻ mà biết tên họ quê quán của con người đã vị quốc vong thân.

Nguyện cầu là vậy nhưng chẳng có mấy khi xác người xấu số trôi dạt được vào trong mé biển. Đó là chưa kể lắm khi cả thuyền hoặc cả hải đội bị bão tố đánh chìm… Cho đến nay người dân Lý Sơn còn truyền tụng nhiều câu ca nói về những hiểm nguy, gian khổ mà người lính Hoàng Sa, Trường Sa phải chịu đựng trong khi thi hành nhiệm vụ:

Mộ lính Đội Hoàng Sa –dấu tích tâm linh về những người đi giữ biển.

Đảo Lý Sơn cũng như ở nhiều vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi và cả nước có rất nhiều ngôi mộ mà bên trong lòng mộ không có thi hài người quá cố, dân gian gọi là mộ gió.

Để có ngôi mộ gió cho người bạc mệnh, gia đình phải nhờ đến sự trợ giúp của một pháp sư. Sau xin cúng bái xin phép tổ sư,  thầy pháp lên miệng núi lửa trên đảo lấy đất sét đem về, nhào với nước và bông gòn rồi nắn thành hình nhân theo sự mô tả nhân dạng của thân nhân, có kích thước tương tự thân thể người đã khuất.

Cành dâu được chẻ đôi, xếp vào bụng làm xương sườn, đàn ông có 7 nhánh xương, đàn bà thì 9 nhánh. Lại dùng sợi tơ tằm hoặc sợi vỏ cây dâu làm những sợi gân. Các lóng xương sống, xương tay chân đều được làm bằng thân cây dâu.

Hình nhân có đủ lục phủ ngũ tạng, kể cả bộ phận sinh dục. Thầy pháp phải nặn bằng hết số đất sét mang về, không bỏ sót chút nào vì  người ta tin rằng số đất này tượng trưng cho da thịt của người chết, để sót lại sẽ làm đau như thể da thịt của họ bị mất mát.

Xong phần nặn hình, thầy pháp dùng lòng đỏ trứng gà phết khắp hình nhân để khi khô đi, lớp lòng trứng trông giống như da người. Tiếp theo đó, người thân mặc quần áo và đồ liệm cho hình nhân, đặt linh vị trên mặt, rồi đưa vào quan tài. Một cỗ thuyền cúng với những mâm lễ vật, vàng bạc và lương thực được đưa xuống biển để dâng lên các vị thần và cúng linh hồn người chết.

Khi các nghi lễ chiêu hồn đã xong, mọi người tin rằng linh hồn người chết đã trở về nhập vào hình nhân. Bà con, dòng họ đặt quan tài xuống huyệt và lấp đất, đắp mồ. Trường hợp không biết ngày mất, người thân sẽ lấy ngày người quá cố ra khơi để làm ngày giỗ, thắp hương tảo mộ như những ngôi mộ bình thường. Nhiều nấm mộ gió được chôn từ hàng trăm năm trước, vì lý do nào đó khi đào lên cải táng, người ta thấy các hình nhân vẫn còn nguyên vẹn.

Tương truyền, tục đắp mộ gió của người dân trên đảo bắt đầu cách đây hơn 2 thế kỷ và những ngôi mộ gió đầu tiên là của Cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 người lính của hải đội Hoàng Sa do ông chỉ huy. Trong một lần giong buồm ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ, Phạm Quang Ảnh cùng hải đội của mình đã gặp bão, mất tích giữa biển khơi.

Xót thương những con người vì nước quên thân, triều đình sai phái quan quân ra tận đảo làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ. Một vị pháp sư nổi tiếng cũng phụng mệnh theo đoàn người ấy. Ra đến đảo, ông sai người lên núi Giếng Tiền lấy đất sét đem về, rồi tự mình nhào nặn khối đất thành hình nhân 25 người đã chết. Cứ theo lời kể của thân nhân vị pháp sư nặn tượng hình người quá cố, đến khi nào người thân bảo rằng đã giống người chết mới thôi.

Nặn xong 25 tượng đất của 25 người lính, pháp sư lập đàn cúng chiêu hồn ròng rã suốt nhiều ngày đêm, gọi linh hồn các tử sĩ nhập vào tượng rồi sai dân làng đưa đi an táng như người chết bình thường. Cai đội Phạm Quang Ảnh được chôn đầu tiên, sau đó là 24 người lính, xếp thành một hàng gồm 25 nấm mộ.

Trong số những tên tuổi khắc trên bia mộ gió ở Lý Sơn, ngoài Phạm Quang Ảnh, còn có những con người đã được chính sử triều Nguyễn trân trọng ghi danh với chức vụ là Cai đội, Chánh đội Hoàng Sa, như các ông Võ Văn Khiết, Phạm Hữu Nhật… Tuy nhiên rất nhiều ngôi mộ ở đó lại không còn tên tuổi. Họ thực sự là những nghĩa liệt sỹ hy sinh vì nước mà không màng đến việc lưu danh trong sử sách.

Từ bao đời nay, mộ gió của những người lính Hoàng Sa suốt dặm dài lịch sử vẫn được người dân đất đảo hương khói, chăm nom để tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân giữ cõi, bỏ mình trên khói sóng phong ba.
...
Xem thêm: Tour du lịch Đảo Lý Sơn hấp dẫn tại đây