Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Du lịch vương quốc tỏi lý sơn

Du lịch Lý Sơn đưa du khách đến với một hòn đảo duy nhất của Quảng Ngãi. Đây là vùng đất được hình thành do quá trình phun trào của miệng núi lửa đã ngừng hoạt động cách đây hàng trăm năm. Tạo nên vùng đất có một thổ nhưỡng đặc biệt đó là sự hòa quyện giữa lớp đất đỏ Bazan từ miệng núi lửa với lớp cát do quá trình bào mòn của rạn san hô biển và cùng bàn tay chăm sóc độc đáo theo kinh nghiệm truyền thống hàng trăm năm của người dân đất đảo đã tạo nên một thương hiệu tỏi nổi tiếng được mệnh danh là “Vương Quốc Tỏi Lý Sơn”.
dulichvuongquoctoilyson

Nếu bạn đến đây vào những ngày sau Tết Nguyên đán, không khí ra đồng thu hoạch tỏi đông xuân của nông dân Lý Sơn khá trầm lắng. Không còn những nụ cười bội thu năm nào, ai cũng tranh thủ thu hoạch tỏi để nhường đất cho vụ hành mới. Đảo Bé, xã An Bình là một trong những địa phương mất mùa tỏi nặng của huyện Lý Sơn. Vụ tỏi đông xuân, đảo Bé gieo trồng 25ha diện tích, sản lượng thu hoạch ước đạt dưới 20 tạ/ha, chỉ bằng 1/3 với niên vụ trước.

Cầm những cây tỏi “cháy” trên tay, ông Đặng Thanh Điền xót xa: “Bà con ở đây sống nhờ cây tỏi, tỏi mất mùa thì đời sống cũng khó khăn hơn” theo như người dân nơi đây, thì năm nay tỏi mất mùa hàng chục hộ dân trồng tỏi trên đảo Bé cũng chịu cảnh mất mùa tỏi, cuộc sống năm mới đã báo hiệu nhiều khó khăn.
dulichvuongquoctoi-lyson

Còn tại đảo Lớn, Lý Sơn, hàng trăm hécta tỏi đông xuân cũng đang cho thu hoạch. Sau 4 tháng vùi công chăm sóc, kết quả chỉ là những ruộng tỏi vàng úa, củ nhỏ và nứt toác. Cặm cụi nhổ những cây tỏi thấp bé, củ nhỏ, người dân ni đây chia sẻ: “Vừa xuống giống thì gặp nắng liên tục và sâu bệnh tấn công, dù nỗ lực chăm sóc và phòng bệnh nhưng vẫn không cứu được nhiều gia đình đã bị thua lỗ chưa kể công chăm sóc.

Nếu vụ trước, mỗi sào tỏi của người nông dân đảo cho thu hoạch đều từ 500-600kg tỏi tươi, năm nay mỗi sào chỉ đạt trên dưới 100kg. Nguyên nhân là do nắng hạn và sâu bệnh gây hại ngay đầu vụ khiến nhiều diện tích tỏi không có khả năng sinh trưởng và phát triển. Ông Lê Văn Đôi - Phó Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn - cho biết thời điểm sâu bệnh xuất hiện đe dọa cây tỏi, huyện đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan xuống tận đồng tìm hiểu, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn bà con phương thức phòng trừ sâu bệnh trên cây tỏi nhưng không cứu vãn được. “Nhiều hộ dân trên đảo sống nhờ cây tỏi (cây trồng chủ lực), mất mùa tỏi đồng nghĩa với đời sống những người dân này gặp nhiều khó khăn” - ông Nguyễn Thanh - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn - nhấn mạnh.

Lo lắng thiếu giống

Mất mùa tỏi đông xuân, không những người nông dân trắng tay, nguy cơ thiếu giống để sản xuất cho vụ sau cũng là nỗi lo lắng của người trồng tỏi trên đảo. Vừa thu hoạch 5 sào tỏi của gia đình, bà Nguyễn Thị Hoa (ngụ xã An Hải) không khỏi lo lắng về chất lượng nguồn giống để sản xuất vụ tỏi sau. Bà Hoa cho biết tỏi vụ trước to, chắc củ, không sâu bệnh nên có thể trữ được lâu làm giống. Còn tỏi vụ này chất lượng rất thấp. Sau khi thu hoạch tỏi về, bà Hoa cũng như nhiều người trồng tỏi trên đảo đã bắt đầu chọn ra những củ tỏi tốt nhất đem phơi khô làm giống cho vụ sau. Ngoài chất lượng tỏi không đạt chuẩn, người trồng tỏi trên đảo cũng lo lắng thiếu hụt nguồn giống để sản xuất cho niên vụ sau.
dulichvuongquoctoilyson

Hiện nay Huyện đảo Lý Sơn có trên 300 ha đất nông nghiệp sản xuất tỏi, mỗi vụ cần khoảng 300 tấn giống để xuống vụ mới. Vì thế, tỏi đông xuân mất mùa nặng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người nông dân đảo. Bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn - cho biết chưa có vụ tỏi nào mất mùa như năm nay. Ngân sách địa phương ít, trong khi năng suất, chất lượng tỏi vụ này thấp, địa phương đã có văn bản trình UBND tỉnh để tìm giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ người dân. Theo thống kê ban đầu của UBND huyện Lý Sơn, vụ tỏi đông xuân 2015-2016, toàn huyện trồng 336ha, tổng sản lượng ước đạt gần 1.000 tấn, chỉ bằng 1/3 sản lượng niên vụ trước.
...

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Du lịch đảo lý sơn khởi hành từ Đà Nẵng

Du lịch đảo Lý Sơn khởi hành từ Đà Nẵng hiện đang được du khách trong và ngoài nước lựa chọn nhất là các bạn có niềm đam mê du lịch, thích khám phá. Nhất là lễ hội du xuân đầu năm thông thường hàng năm cứ vào đầu xuân Lý Sơn tổ chứ lễ hội đua thuyền truyền thống.
dulichdaolyson-khoihahtudanang

Lễ hội đua thuyền để tưởng nhớ đến các chiến binh Hỉa Đội Hoàng Sa ra khơi bám biển để bảo vệ tổ quốc, bên cạnh đó Lý Sơn còn có rất nhiều lễ hội du xuân đầu năm lễ tế lính Trường Sa, các lễ tín ngưỡng dân gian theo mùa, tục thờ cá ông,...Các Lễ hội chủ yếu trên đảo: Lễ dựng Nêu vào tết Nguyên Đán; Lễ hội đua thuyền Tứ Linh; Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa; Hội Dồi Bòng; Trò diễn dân gian,...
dulichdaolyson-khoihah-tudanang


Đây là tín ngưỡng của cư dân vùng biển, hay còn gọi là vạn chài. "Cá Ông" ở đây là cá voi lưng xám mà theo ngư dân Lý Sơn chính là thần Nam Hải. Ngư dân Lý Sơn thường phối thờ Cá Ông cùng các vị thần khác đã giúp đỡ và phù hộ cho ngư dân no ấm. Theo lệ thì ngư dân ai phát hiện được cá voi mắc cạn, tục gọi là "ông lụy" thì có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Xác cá được đem tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ. Dân làng còn lấy giấy đỏ đắp vào miệng cá thấm lấy nước dãi, xong đem phơi khô rồi đốt thành tro để chữa bệnh suyễn. Xác cá được mai táng trong đụn cát gần biển. Người phát hiện ra cá voi mắc cạn thì được nhân dân tôn sùng và dưới triều nhà Nguyễn còn được miễn sưu dịch 3 năm.

Hàng năm dân làng chọn ngày "ông lụy" (ngày cá Ông trôi vào bờ) làm lễ cúng giỗ theo nghi thức Nghinh Ông. Người địa phương có câu: "Thấy ông vào làng như vàng vào tủ" vì theo tín ngưỡng này, Cá Ông lụy và trôi dạt vào làng nào, làng đó muôn đời ấm no, tai qua nạn khỏi. 
dulichdaolyson-khoihah-tudanang-lehoithocaong

Ba bốn năm sau khi chôn thì dân làng phải cải táng, thường làm vào mùa xuân sang hè rồi đem cốt cho nhập lăng và tế chung. Đối với xương cá Ông to lớn thì dân làng sẽ chờ đủ 3 năm cho xương cốt rã ra rồi mới đem vào hòm để đưa về làng thờ. Với trường hợp cá nhỏ, người ta sẽ cho trực tiếp vào hòm và đem về thờ. Khi tế cá thì dân làng cũng cúng các vong hồn ngư dân chết ngoài biển.

Sự thờ cúng cá Ông tạo ra một lễ hội trong đời sống văn hóa các xã vùng biển. Lễ hội Nghinh Ông là dịp để người dân làm nghề biển thư giãn, lấy lại thăng bằng tâm linh sau những ngày lao động vất vả, đồng thời để tỏ lòng biết ơn đối với một sinh vật “thiêng" ở biển, mà trong tâm thức nhiều ngư dân vẫn chứa đựng một niềm tin về sự giúp đỡ của cá Ông khi gặp tai nạn. Có thể nói, ngày lễ hội Nghinh Ông là ngày tưng bừng đối với người dân vùng biển. Không khí náo nức, tràn trề hưng phấn bắt đầu khi chờ đợi “Ông lên vọi" ngoài khơi, khi thấy việc xin ông làm chứng đã hoàn tất qua động tác xin keo của ông chánh bái. Dọc đường đoàn ghe ra khơi nghinh ông trở về, hai bên bờ sông các ghe thuyền đều chăng kết hoa, bày lễ cúng và đốt pháo giòn giã. Ở tại nhà suốt ngày hôm ấy, các ngư dân mời mọc nhau, kể cả khách từ xa đến, cùng nhau ăn uống vui chơi, trò chuyện thân tình.
dulichdaolyson-noithocungcavoi

Nơi thờ cá Ông được gọi là miếu Ông, nhưng thông dụng nhất là Lăng ông. Việc thờ cá Ông được quan niệm như là một cách đền ơn đáp nghĩa theo luật nhân quả của đạo Phật, coi cá Ông như là một thứ thần hộ mạng giữa biển khơi đầy sóng gió. Niềm xác tín ấy được phản ánh trong nội dung các bài tế văn tế bằng Hán Nôm, trong các bài hát bả trạo (còn gọi là hát đưa linh) và cả trong một số bài vè lưu hành trong cư dân ven biển.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa hay khao lề tế lính Hoàng Sa được người Lý Sơn thường được tổ chức hàng năm vào tháng 2, tháng 3 âm lịch. Lễ khao Lề thế lính Hoàng Sa là lễ hội được các tộc họ trên huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi duy trì hàng trăm năm nay. Lễ hội được tổ chức nhằm tri ân những hùng binh đã hy sinh khi theo lệnh triều đình ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tìm kiếm những sản vật đo đạc, cắm mốc, dựng bia chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng biển Đông.
...

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Bốn điểm hút khách du lịch vào mùa hè

Bốn điểm hút khách du lịch vào mùa hè hiện đang được du khách lựa chọn khi mùa hè sắp tới. Đầu tiên chúng ta phải nói đến Đảo Lý Sơn Quảng Ngãi là hòn đảo được rất nhiều du khách săn đón trong mùa hè này. Chỉ sau 1h45 phút đi tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ bạn sẽ tới đảo. Ra Lý Sơn bạn có thể lặn ngắm san hô, tắm biển, hoặc thuê thuyền ra Đảo Bé. Ngoài ra, du khách còn được ăn hải sản và qua đêm ở nhà nghỉ trên đảo.
bondiem-hutkhachdulichvaomuahe

Bên cạnh đó còn có những điểm du lịch nổi tiếng như: Đảo như Bình Ba, Nam Du, hay điểm cực Mũi Đôi đang được nhiều du khách yêu thích khi lựa chọn đi du lịch hè sắp tới. 

 Bình Ba, Khánh Hòa

Bình Ba là hòn đảo có sự phát triển mạnh mẽ về du lịch, đồng thời được nhiều du khách quan tâm. Chỉ cần bước chân lên Bình Ba là bạn có thể thuê xe máy chạy vòng quanh đảo, xuống những bãi tắm nước xanh biếc và lặn ngắm san hô.
bondiem-hutkhachdulich-vaomuahe

Lịch trình gợi ý: Để đi Bình Ba bạn có thể đi máy bay, ô tô, tàu hỏa ra Nha Trang rồi thuê xe máy chạy vào cảng Ba Ngòi, đi tàu ra Bình Ba. Thời gian chơi trên đảo là hai ngày một đêm với chi phí khoảng 1,3 triệu đồng/người.

Đường ở Bình Ba được bê tông hóa có nhiều đoạn dốc và khúc cua đáng để các tay phượt thử nghiệm xe máy.

Mũi Đôi, Khánh Hòa

Vào dịp hè những bạn sinh viên thích du lịch bụi thường quan tâm tới trekking các điểm cực trong đó có Mũi Đôi, Vạn Ninh, Khánh Hòa. Để ra được Mũi Đôi bạn phải đi qua 4 km sa mạc cát và 8 km đường rừng, ở lại Mũi Đôi một đêm sau đó buổi sáng đón bình minh và đi trek điểm cực.
bondiem-hutkhachdulichvao-mua-he

Lịch trình gợi ý: Bạn có thể đi tàu ra Tuy Hòa, thuê xe máy đi qua đèo Cả rồi chạy vào Đầm Môn. Sau khi gửi xe máy rồi đi vào nhà chú Hai để dẫn đường ra Mũi Đôi. Ở lại Mũi Đôi một đêm, hôm sau về lại Đầm Môn, chạy xe về Tuy Hòa. Kinh phí khoảng 1,2 triệu một người.

Nam Du, Kiên Giang

Đây là quần đảo thuộc tỉnh Kiên Giang đang rất được chú ý trong thời gian gần đây. Đặc biệt với người dân TP HCM thì đây là một điểm đến thích hợp cho những ngày cuối tuần. Chỉ cần 3 ngày nghỉ là bạn có thể đi Nam Du.
bondiem-hutkhach-dulich-vao-mua-he

Lịch trình gợi ý: Tối thứ 6 lên xe về Rạch Giá, 5h sáng tới nơi, đi xe trung chuyển ra bến tàu Rạch Giá. Sau đó bạn đi tàu cao tốc ra Hòn Lớn, thuê thuyền đi tham quan các hòn nhỏ, ăn ngủ vào đêm thứ 7, chủ nhật về lại đất liền. Đi chuyến xe khách chiều lúc 16h tới TP HCM là khoảng 11h đêm. Tổng kinh phí khoảng 1,5 triệu một người.
...
Xem thêm: Tour du lịch Lý Sơn hấp dẫn tại đây